Giao dịch Forex, giao dịch Index hay giao dịch Crypto chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Không phải nhà đầu tư nào cũng có khả năng phân tích chuẩn xác để có chiến lược Trade hiệu quả. Là một nhà đầu tư chắc chắn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ Trade Signal (tín hiệu giao dịch).
Vậy Trade Signal đóng vai trò như thế nào trong các giao dịch? Lý do gì khiến những Traders tìm đến các kênh cung cấp tín hiệu giao dịch? Cùng VB CAPITAL tìm hiểu chi tiết về các loại tín hiệu giao dịch phổ biến trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Trade Signal là gì?
Trade Signal là một thông tin kích hoạt lệnh mua hoặc lệnh bán một loại tài sản. Người ta dựa vào các thuật toán và phân tích diễn biến thị trường để đưa ra tín hiệu giao dịch có độ chính xác cao. Khi một Trade Signal xuất hiện nghĩa là hệ thống phát hiện một điểm lợi trên thị trường và nhà đầu tư có thể tận dụng để kiếm lợi nhuận.
Trade Signal có thể sử dụng các định dạng dữ liệu đầu vào đến từ các quy tắc khác nhau. Chẳng hạn như phân tích cơ bản, phân tích định lượng, kinh tế học… đều có thể dùng làm dữ liệu đầu vào. Trade Signal cũng chỉ có Entry mà không có điểm cắt lỗ cũng như mốc lợi nhuận kỳ vọng.
Sự xuất hiện của tín hiệu giao dịch giúp các nhà đầu tư có lợi thế hơn. Nếu hệ thống chỉ có điểm vào lệnh, chốt lời, dừng lỗ mà không có Trade Signal thì hệ thống đó cần được nâng cấp thêm.
Nguồn xuất hiện Trade Signal
Hiện nay có 3 nguồn xuất hiện tín hiệu giao dịch chính, bao gồm Chart, Trader và Bot Signal.
- Chart: Nguồn Trade Signal đến từ biểu đồ và các chỉ báo giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong giao dịch. Nguồn Chart thường do các nhà đầu tư tự phân tích và tổng hợp, mang tính chủ quan lớn hơn.
- Trader: Tín hiệu giao dịch được cung cấp bởi các nhà giao dịch có năng lực và kinh nghiệm trên thị trường. Các Trader có thể là người dạy PTKT, chủ của các nhóm Trading chất lượng. Loại Trade Signal có tính khách quan và chính xác hơn Chart nhưng thường sẽ thu phí cung cấp dữ liệu.
- Bot Signal: Nguồn tín hiệu giao dịch đến từ các máy tính được lập trình sẵn. Bot Signal hoạt động 24/24 và có thể cùng lúc tracking nhiều cặp giao dịch. Nguồn tín hiệu này không bị ảnh hưởng bởi đám đông, có thống kê lợi nhuận nhưng lại không nắm bắt được nhiều tin tức.
Các nhà đầu tư thông thái khi tham gia giao dịch nên tham khảo nhiều nguồn Trade Signal. Đồng thời nhà đầu tư cũng nên tự học hỏi, trau dồi để có năng lực phân tích nhất định. Như vậy hoạt động giao dịch sẽ hiệu quả và tránh được nhiều rủi ro hơn.
Các dạng tín hiệu giao dịch cơ bản
Tín hiệu giao dịch của mỗi hệ thống/chiến lược có sự khác nhau. Nhiều Trader mua vào với giá cao, kỳ vọng bán ra được giá cao hơn. Trong khi có Trader ưa thích mua vào giá thấp, bán ra giá cao hơn. Tuy nhiên, dù thuộc nhóm Trader nào thì tín hiệu giao dịch cũng chỉ có 4 loại cơ bản dưới đây.
Tín hiệu giao dịch động lượng
Tín hiệu giao dịch động lượng (Momentum Signal) là tín hiệu dựa trên việc mua vào khi giá cao, bán ra khi giá suy yếu. Các nhà đầu tư theo tín hiệu động lượng sẽ đợi cho giá có biến động lớn, sau đó bán ra hoặc mua vào trong thời gian ngắn.
Chỉ cần giá có biến động lớn là đã có tín hiệu động lượng, không cần phải phá vỡ đỉnh đáy. Tín hiệu giao dịch động lượng thường Trade các khung thời gian thấp trong ngày.
Tín hiệu giao dịch phá vỡ
Tín hiệu giao dịch phá vỡ (Breakout Signals) vào lệnh khi giá đã phá vỡ đỉnh đáy. Đây chính là điểm khác biệt với tín hiệu giao dịch động lượng. Các nhà đầu tư kỳ vọng mua giá cao và bán với giá cao hơn hoặc bán thấp và mua với giá thấp hơn.
Nhà đầu tư theo Breakout Signals tin rằng giá phá vỡ đỉnh là tín hiệu xu hướng tăng tiếp diễn, giá phá vỡ đáy là tín hiệu xu hướng giảm tiếp diễn. Họ nhắm tới việc tăng tốc theo hình Parabolic, các cổ phiếu có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba trong vài tuần.
Tín hiệu giao dịch quá độ
Tín hiệu giao dịch quá độ có hai loại là quá bán (oversold) hoặc quá mua (overbought). Khi thị trường đi vào vùng vượt quá so với giá trị tự nhiên thường có xu hướng kết thúc đà điều chỉnh sau đó trở lại với con sóng đẩy.
Nhà đầu tư theo tín hiệu quá độ mua vào khi chạm đáy một vùng, giá vượt xuống dưới đường EMA trên 10 ngày hoặc khi RSI chạm mức dưới 30. Khi có tín hiệu quá độ, các giao tích có tỷ lệ RR cực tốt. Những nhà đầu tư đang mua vào khi giá thấp có khả năng bán được giá cao hơn nhiều lần.
Tín hiệu giao dịch đi theo xu hướng
Tín hiệu giao dịch đi theo xu hướng (Trend Following Signals) gần giống với tín hiệu quá độ. Tuy nhiên, tín hiệu này vào lệnh khi giá đang có dấu hiệu quay trở lại xu hướng bình thường.
Kết thúc cơn điều chỉnh sóng của Trend Following Signals không cần thiết phải chạm đáy. Tín hiệu giao dịch đi theo xu hướng là loại Trade Signal phổ biến nhất. Tín hiệu dạng này sẽ mua vào tại hỗ trợ, bán ra ở kháng cự.
Tiêu chí chọn nguồn tín hiệu giao dịch chất lượng
Chọn nguồn tín hiệu giao dịch chất lượng rất quan trọng với các Trader. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn chọn được nguồn Trade Signal uy tín, an toàn. Nhiều đội nhóm đã lợi dụng nhu cầu của các nhà đầu tư để rao bán nguồn tín hiệu không hiệu quả với giá cao.
Để chọn được nguồn Trade Signal chất lượng, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau của VB CAPITAL:
- Chọn nguồn Trade Signal có thống kê rõ ràng: Những kênh cung cấp tín hiệu giao dịch không uy tín thường thiếu minh bạch trong việc thống kê. Như việc giấu các kèo thua, PR những kèo thắng…
- Chọn nguồn Trade Signal đi kèm chiến lược quản lý vốn: Nguồn tín hiệu giao dịch uy tín thường đi kèm cách đi vốn như thế nào.
- Nguồn Trade Signal thuộc các Group lớn, nhà giao dịch giàu kinh nghiệm: Các Group, Website lớn thường do các nhà giao dịch lâu năm, có năng lực phân tích và phán đoán làm admin. Không nên gia nhập những cộng động Trading ẩn danh, tìm cách thu phí giao dịch từ nhà đầu tư.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Trade Signal và các dạng tín hiệu giao dịch phổ biến nhất. Nếu bạn đang cần tìm một môi trường chia sẻ các kiến thức hữu ích về Crypto thì hãy đến với VB CAPITAL. Tại đây bạn sẽ được tìm hiểu đầu tư về Crypto hiệu quả, học hỏi để có những Signals chất lượng.