Real World Assets (RWA) là gì? Top 3 dự án RWA nổi bật

 Có thể bạn không biết nhưng các tài sản truyền thống, thậm chí là những tài sản có giá trị lớn và thanh khoản thấp ngoài đời thật hiện nay đều có thể dễ dàng được chuyển đổi thành các token tiền điện tử, với vốn đầu tư thấp hơn và tính thanh khoản cao hơn khi kết hợp với Real World Assets (RWA). Vậy Real World Assets là gì? Hãy cùng VB-Capital tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Khái niệm Real World Assets (RWA) là gì?

 RWA là kết quả của việc kết hợp các tài sản truyền thống, chẳng hạn như bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa, với các loại token được đảm bảo bởi các tài sản này. Những token này được thiết kế để có thể đáp ứng nhu cầu về tính thanh khoản và giá trị vốn cho các đầu tư và các ứng dụng tài chính phi tập trung. Cách tiếp cận này đã mở ra một loạt các cơ hội mới cho cả doanh nghiệp và người dùng. Với RWA, cách đầu tư truyền thống về bất động sản và cổ phiếu… có thể trở nên dễ dàng hơn để tiếp cận bởi các nhà đầu tư nhỏ hơn, trong khi các tài sản này vẫn được bảo vệ và đảm bảo an toàn. RWA cũng mang lại tính thanh khoản cao hơn cho các tài sản truyền thống, giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán và chuyển đổi chúng. RWA cũng mang lại nhiều định hướng về hàng hóa – một loại tài sản tiềm năng khác trong tiền điện tử. Chẳng hạn như các dạng của hàng hóa, từ các mặt hàng tiêu dùng cho đến các loại năng lượng, có thể được giao dịch bằng cách sử dụng các loại token tiền điện tử.

Real World Assets (RWA) và Non-Fungible Tokens (NFTs) khác như thế nào?

Real World Assets (RWA) và Non-Fungible Tokens (NFTs) là hai công nghệ khác nhau trong lĩnh vực tiền điện tử và blockchain. Mặc dù cả hai đều liên quan đến việc đại diện cho các tài sản ở dạng kỹ thuật số nhưng theo VB-Capital thì chúng có những khác biệt cơ bản như sau:

So sánh NFT với RWA

 RWA đại diện cho việc kết hợp các tài sản truyền thống và các loại token ứng với tài sản này. Những token này được bảo đảm bởi các tài sản truyền thống như bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa và được thiết kế sao cho có tính thanh khoản và giá trị vốn cao. Ứng dụng RWA có thể bao gồm việc giúp người dùng đầu tư vào bất động sản thông qua các loại token phù hợp hoặc các quỹ đầu tư bảo đảm bằng các tài sản thực.

Trong khi đó, NFTs đại diện cho các tài sản kỹ thuật số độc đáo và không thể thay thế, chẳng hạn như các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, video clip hoặc bản nhạc, trò chơi điện tử và các sản phẩm kỹ thuật số khác. Mỗi NFT là một tài sản kỹ thuật số duy nhất, không thể trao đổi với bất kỳ tài sản kỹ thuật số khác, và có thể tiếp tục được vận hành, giá trị và hiệu quả của chúng phụ thuộc vào sự quan tâm và đánh giá của người dùng.

 ==> Vì vậy, dễ thấy điểm khác biệt lớn nhất giữa RWA và NFTs là trên cách đại diện cho tài sản. RWA đại diện cho các tài sản truyền thống, trong khi NFTs đại diện cho các tài sản kỹ thuật số độc đáo và không thể thay thế. Mặc dù cả hai công nghệ đều là những tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực tiền điện tử và blockchain, chúng có ứng dụng và tiềm năng khác nhau trong việc tạo ra các giải pháp tài chính và tài sản kỹ thuật số tiên tiến.

Top 3 dự án RWA nổi bật

1. MakerDAO

  MakerDAO được biết đến là một giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) chạy trên nền tảng Ethereum, được sử dụng để tạo ra và quản lý stablecoin DAI. Đây là một trong những dự án DeFi nổi bật và được biết đến nhiều nhất trong cộng đồng blockchain. MakerDAO cho phép người dùng đặt cược ETH hoặc một số tài sản khác như collateral để tạo ra DAI, stablecoin được liên kết với USD và có mục đích giữ giá trị ổn định. Hiện tại theo đánh giá của mình thì MakerDAO đang là đứng đầu trong lĩnh vực DeFi trong việc tích hợp với Tài sản Thế giới Thực (RWA) một cách tiên tiến nhất. Tính đến tháng 7/4 giao thức này đã sở hữu hơn 700 triệu USD giá trị các tài sản RWA để đảm bảo cho stablecoin DAI. MakerDAO đang từ từ chuyển đổi các tài sản thế chấp sang trái phiếu Chính phủ Mỹ, tirnh đạt mức lãi suất cơ bản hiện nay là khoảng 4%, cao hơn nhiều so với lãi suất 2% thông thường được cung cấp trong các dự án cho vay DeFi

  Việc liên kết với RWA giúp MakerDAO mở rộng thêm phạm vi của các tài sản thế chấp, không chỉ dựa vào các tài sản số (như cryptocurrency) mà còn bao gồm cả các tài sản vật chất và hợp pháp khác. Điều này giúp tăng tính đa dạng và ổn định cho hệ thống MakerDAO, đồng thời giúp giao thức có thể đáp ứng được nhu cầu vay và cho vay trong thế giới thực một cách hiệu quả hơn.

2. Ondo Finance (ONDO)

  Dự án thứ 2 mà mình muốn nhắc tới đó chính là Ondo Finance (ONDO). Giống như MakerDao thì Ondo Finance cũng  là một nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) trên blockchain Ethereum. Nền tảng này được xây dựng để cung cấp các giải pháp về vay mượn, cho vay và sinh lợi từ các tài sản mã hóa. Ondo Finance tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính dựa trên công nghệ blockchain, nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và cung cấp tính thanh khoản cao cho người dùng.

  Ondo gần đây cũng đã tích cực biến mình thành một trong những dự án tiên phong trong việc kết hợp với RWA khi mà dự án này đã token hóa các trái phiếu Hoa Kỳ ngắn hạn và trái phiếu doanh nghiệp có lợi suất cao.  Không những thế, Ondo Finance còn  trong danh mục đầu tư của quỹ quản lý tài sản toàn cầu lớn nhất đó là BlackRock.

3. Centrifuge (CFG)

  Dự án nổi bật thứ 3 không thể nhắc tới đó là Centrifuge (CFG), một dự án cho phép các tài sản thế giới thực (RWA) như hợp đồng mua bán, hợp đồng cho vay, hợp đồng thuê, và hợp đồng tiền đặt cọc được biến đổi thành các tài sản số hóa. Đây được gọi là Tinlake Tokens, mà là các token bảo chứng bởi các RWA. Điểm nổi bật của Centrifuge là sự cân bằng giữa tính thanh khoản và tính an toàn, cho phép các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính tiếp cận với các tài sản thế giới thực một cách dễ dàng và hiệu quả. Nền tảng này mang lại tiềm năng lớn để cải thiện các quy trình tài chính truyền thống và tăng cường tính minh bạch trong các giao dịch tài chính.

Kết luận

   Theo đội ngũ research của VB-Capital đánh giá thì trong những năm tới, RWA cũng có thể sẽ là một trend để thu hút một lượng tiền mới đổ vào thị trường Crypto ngoài Ai, DeFi hay là Gmaefi…  Vì cùng với sự phát triển và phổ biến của những giải pháp tài chính phi tập trung và tiền điện tử, RWA đang mở ra nhiều cơ hội và khả năng cho doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ blockchain một cách dễ dàng.Tuy nhiên, việc tiếp cận với RWA cũng đặt ra nhiều thách thức và rủi ro. Việc đánh giá giá trị của các tài sản thực tế này là khó khăn, ảnh hưởng đến tính thanh khoản và độ an toàn của các token được bảo đảm bởi các tài sản này. Việc sử dụng RWA cũng đối mặt với rủi ro liên quan đến quyền sở hữu và quyền kiểm soát của các tài sản này, đặc biệt trong môi trường tài chính phi tập trung hiện nay.