Proof of Stake của Ethereum sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các Miners sau sự kiện The Merge

Ngày 15/09 vừa qua, tiến trình The Merge để nâng cấp Ethereum 2.0 đã bắt đầu diễn ra. Như đã biết, The Merge căn bản là quá trình chuyển đổi từ cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) của nó sang Proof of Stake (PoS). Và do đó, để sở hữu ETH, chúng ta không cần phải đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phần cứng đắt đỏ, phức tạp như trước đây mà có thể stake (khoá) ETH để nhận phần thưởng.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, các Miners sẽ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự kiện The Merge. Vậy việc chuyển từ cơ chế PoW sang PoS sẽ khiến các Miners bị đẩy vào tình thế như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

The Merge và sự nâng cấp phiên bản Ethereum 2.0

Sau nhiều năm ra mắt và hoạt động, cuối cùng, Ethereum cũng đã chính thức bước vào quá trình nâng cấp phiên bản Ethereum 2.0 và được biết đến rộng rãi dưới tên gọi The Merge.

Như đã đề cập ở phần mở đầu, The Merge có thể hiểu đơn giản là quá trình chuyển đổi giao thức đồng thuận Proof of Work sang Proof of Stake. Và sau nhiều lần bị delay vì các lý do khác nhau, cuối cùng, ngày 15/09 qua, sự kiện The Merge cũng đã chính thức diễn ra kéo theo rất nhiều lợi ích cũng như hệ lụy.

Cụ thể, sau khi The Merge hoàn tất, chuỗi khối Ethereum sẽ chính thức hợp nhất với chuỗi Beacon Chain để chuyển đổi hoàn toàn sang Proof of Stake. Tuy vậy, Beacon Chain (hay Phase 0) cũng chỉ đơn giản là giai đoạn đầu tiên của việc chuyển đổi cơ chế đồng thuận Ethereum như đã nói ở trên,

Proof of Stake của Ethereum
Sự kiện The Merge sắp diễn ra sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ Ethereum và các Blockchain Layer 1

Và theo các chuyên gia phân tích, sau The Merge, độ khó trong việc khai thác ETH sẽ tăng vọt do difficulty bomb (quả bom độ khó). Hiểu đơn giản thì đây là một cơ chế do các nhà phát triển của Ethereum đưa ra nhằm loại bỏ hoàn toàn hoạt động “mining” hay đào Ethereum để có lợi cho quá trình staking.

The Merge và mối liên hệ với những blockchain khác

Trên thực tế, quá trình khai thác tiền điện tử vẫn còn là một đề tài gây tranh cãi tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Đó cũng là lý do khiến thị trường Crypto cũng như cộng đồng này thường xuyên phải nhận về những ý kiến trái chiều.

Bên cạnh đó, bất chấp việc Proof of Work của Ethereum là một cơ chế đã thể hiện được vai trò của nó trong nhiều năm ở lĩnh vực bảo mật mạng lưới phi tập trung, song, thực tế chỉ ra để duy trì hoạt động của PoW, các nhà phát triển đã phải bỏ ra khá nhiều tài nguyên, công sức.

Bên cạnh đó, nếu đã tham gia vào thị trường Crypto hoặc có tìm hiểu về  blockchain, sẽ không khó để bạn tìm thấy rất nhiều báo cáo về ảnh hưởng của việc đào tiền điện tử. Trong đó, việc đào Bitcoin hay Ethereum ghi nhận lượng tiêu thụ rất lớn. Đây cũng là lý do mà tại đất nước tỷ dân Trung Quốc, việc đào coin là hành vi bị cấm bởi những ảnh hưởng của chúng lên môi trường cũng như sức ép lên mạng lưới điện quốc gia.

Trong bối cảnh đó, Proof of Stake hay PoS đã nhanh chóng nổi lên như một giải pháp thay thế. Thực tế chỉ ra, cơ chế này hoàn toàn không yêu cầu tiêu thụ lượng điện năng cao bên cạnh đó vẫn cho thấy sự hiệu quả của mình. Đã có một số blockchain áp dụng cơ chế PoS và thành công mà tiêu biểu chính là Cardano.

Và với vị thế của một trong những blockchain lớn như Ethereum, có tầm ảnh hưởng bậc nhất trên thị trường hiện nay, việc chuyển đổi sang một cơ chế mới để giảm tải áp lực cho các yếu tố xung quanh như năng lượng và môi trường là điều bắt buộc phải xảy ra. Rõ ràng, khi Ethereum bắt đầu chuyển dịch, sẽ chẳng có lý do gì để những blockchain khác kiên quyết giữ lại cơ chế PoW vốn dĩ đã không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại. Nói cách khác, The Merge của ETH chính là người tiên phong, mở đường cho sự thay đổi của toàn bộ thị trường Crypto trong thời gian sắp tới.

The Merge và mối liên hệ với Miners

Nếu đã theo chân thị trường Crypto suốt một thời gian dài, chắc hẳn bạn cũng biết rằng toàn bộ thị trường này đang trong thời gian Downtrend và rất nhiều vấn đề đang diễn ra. Điều này, vô hình chung cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các miners – những người đào coin trong thời gian gần đây nguyên nhân đến từ việc chi phí hoạt động, duy trì đào coin không tương xứng với lợi nhuận thu được.

Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận từ việc đào coin cũng đang giảm đáng kể bởi độ khó khai thác mạng của Ethereum tăng lên.  Mặc dù vậy, dù cho giá của ETH có thể tăng lên trong tương lai gần, viễn cảnh các thợ đào có lãi từ việc đào ETH vẫn là vô cùng bấp bênh khi sự kiện The Merge bắt đầu diễn ra.

Quả bom độ khó như đã đề cập ở trên sẽ khiến việc khai thác Ethereum trên lý thuyết là hoàn toàn không có giá trị. Điều này đồng nghĩa với việc những thợ đào ETH bắt buộc phải đưa ra lựa chọn: chuyển sang đào đồng tiền khác hoặc bán đi cơ sở vật chất phần cứng của mình (Card đồ họa) để bắt đầu chuyển qua hình thức Staking nếu vẫn muốn gắn bó với ETH.

Về lý thuyết, hiện tại, trên thị trường vẫn còn tồn tại các loại tiền điện tử hoạt động dựa trên cơ chế Proof of Work khác để các miners có thể bắt đầu cân nhắc chuyển dịch sang khai thác. Tuy vậy, chẳng có điều gì đảm bảo rằng, việc khai thác những đồng này có thể giúp Miners mang lại lợi nhuận như đã từng có với ETH hoặc thậm chí, nếu tệ hơn, việc khai thác các đồng coin này còn không mang lại bất kỳ giá trị gì cho miner.

Proof of Stake của Ethereum
Việc đào coin sau sự kiện The Merge không thể đảm bảo lợi nhuận cho Miners

Con đường nào cho Miners của ETH sau sự kiện The Merge

Như đã nói ở trên, hiện tại, vẫn có một số loại đồng coin khác ngoài Ethereum vẫn áp dụng cơ chế PoW để các Miner có thể cân nhắc  như Ethereum Classic, Ravencoin, Firo, Beam,…Theo các báo cáo, đến thời điểm này, những đồng coin này vẫn đang mang lại lợi nhuận trên thị trường. Tuy vậy, nếu so với giá trị lợi nhuận mà ETH đã từng tạo ra, những đồng coin này gần như không thể tạo ra những gì tương đương. Không chỉ vậy, giá trị vốn hóa của những đồng coin này cũng không đủ lớn như cái cách mà Ethereum đang vận hành.

Và như một lẽ thường, những đồng coin có vốn hóa nhỏ sẽ có mức biến động lớn hơn rất nhiều so với ETH nói riêng và những đồng coin có vốn hóa lớn nói chung. Hiểu một cách đơn giản, thì những đồng coin có vốn hoá nhỏ sẽ có biên độ biến động lớn hơn rất nhiều so với ETH. Bên cạnh đó, những đồng coin này thường sẽ được niêm yết ở những sàn nhất định với độ phổ biến không bằng ETH. Điều này cũng khiến các miners gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm thị trường cho mình để tiến hành giao dịch coin.

Vậy cuối cùng, hướng đi nào là giải pháp tốt nhất cho các miner ở thời điểm hiện tại? Trong bối cảnh mà The Merge sắp hoàn thành và tiến trình chuyển dịch sang cơ chế PoS bắt đầu, các Miners sẽ cần đưa ra quyết định thật quyết đoán cho tương lai của mình.

Như đã đề cập ở trên, sẽ có 2 lựa chọn dành cho các Miner ở thời điểm hiện tại bao gồm:

  • Sử dụng cơ sở vật chất hiện tại và chuyển sang đào một đồng coin khác vẫn còn áp dụng cơ chế PoW. Và theo phân tích như trên, đây là một trường hợp khá rủi ro khi các miners sẽ khó lòng kiểm soát được lợi nhuận để tương xứng với chi phí bỏ ra trong quá trình khai thác.
  • Bán các cơ sở vật chất hiện tại để bắt đầu chuyển sang Stake ETH: đây là một phương án dù sao đi nữa thì vẫn an toàn hơn so với việc kiên trì đào ETH như hiện tại.
Proof of Stake của Ethereum
Những dàn “trâu” đào coin có thể bị bán sau sự kiện The Merge

Tổng kết

Trên đây là một số lý giải gửi đến bạn đọc về cơ chế PoS mà Ethereum sắp cập nhật cũng như những ảnh hưởng của nó lên những thợ đào ETH hay miner. VB Capital mong rằng qua bài viết trên, các bạn đã có cho mình cái nhìn khách quan để có được định hướng đúng đắn trong tương lai khi mà sự kiện The Merge chính thức hoàn tất.