On-Chain là gì ? Tìm hiểu chi tiết về dữ liệu On-chain.

Ở chủ đề bài viết lần này VB-Capital sẽ giải thích với các anh em về dữ liệu On-chain là gì ? Dữ liệu On-Chain có thật sự mang lại những thông tin hữu ích cho các nhà giao dịch Crypto không ? Hãy cùng VB-Capital đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về dữ liệu On-Chain nhé .

Dữ liệu On-Chain là gì ?

 Dữ liệu On-chain là toàn bộ những dữ liệu được ghi lại công khai trên nền tảng blockchain. Những dữ liệu này có thể bao gồm các dữ liệu về các block (Time, Gas Fee, Miner,..) hoặc dữ liệu về các giao dịch đã được thực hiện (gồm địa chỉ ví, token chuyển, số lượng chuyển) và các hành động tương tác với Smart Contract hay các thông tin liên quan khác được xác minh bởi các nodes và được cập nhật vào mạng lưới blockchain.

 Tất cả những dữ liệu On-chain được lưu trữ trên các blockchain đều không thể bị thay đổi. Do đó, đây được xem là nguồn dữ liệu trung thực, chính xác và rõ ràng nhất. 

Ứng dụng của dữ liệu On-chain

  Do dữ liệu On-Chain là hoàn toàn minh bạch và công khai. Vì vậy nếu chúng ta có thể thu thập, đánh giá những dữ liệu này tốt thì ta hoàn toàn có thể nắm bắt hành vi đầu tư của hàng triệu nhà giao dịch, cá mập hay các cá voi trong thị trường…

Địa chỉ ví hoạt động và địa chỉ ví mới.

Số lượng địa chỉ ví Bitcoin đang hoạt động

  Những thông tin số liệu về địa chỉ ví đang hoạt động và các địa chỉ mới sẽ cho các anh em biết là dự án đó có  bao nhiêu người dùng và có đang thu hút được các nhà đầu tư hay không.? Qua đó sẽ đánh giá được tiềm năng của Blockchain, hay đồng coin, token đó.

Số lượng nhà đầu tư đang Hold

 Nhờ vào các chỉ số dữ liệu On-chain mà chúng ta hoàn toàn có thể biết được xu hướng hiện đang có bao nhiêu nhà đầu tư đang hold một đồng coin hay token nào đó. Khi số lượng nhà đầu tư Hold đồng coin đó tăng về số lượng cũng như thời gian thì nguồn cung trên thị trường sẽ giảm, điều này giúp tăng giá trị của đồng coin, token. Qua đó thể hiện được sự tin tưởng vào đồng coin, token đó

 Ví dụ: Số lượng nhà đầu tư Hold BTC dài hạn tăng và không muốn bán ra sẽ khiến nguồn cung BTC sẽ giảm, nếu nhu cầu mua tăng thì sẽ khiến giá BTC được đẩy lên bởi vì sự khan hiếm trên thị trường.

Exchange In/Out Flow

 Các dữ liệu On-Chain theo dõi về lượng USDT, BTC, ETH,… được rút ra, nạp vào các sàn giao dịch được đánh giá cao và phản ánh rất nhiều điều. Ví dụ như: Khoảng cuối năm 2020 khi lượng Bitcoin được rút ra từ các sàn giao dịch tăng và nhu cầu thu mua Bitcoin từ các quỹ đầu tư lớn cũng tăng dẫn đến sốc nguồn cung trên các sàn giao dịch  và giá cả đã tăng chóng mặt vào đầu năm 2021, lúc đó BTC dạt mốc ATH 64.000$. Các nguồn dữ liệu này được cung cấp bởi các trang web chuyên về dữ liệu On-Chain như Crypto Quan và Glassnode.

 

Danh mục đầu tư

 Dữ liệu On-Chain còn cung cấp thêm cho chúng ta thông tin chi tiết về danh mục đầu tư, trong đó bao gồm cả thời điểm mua hoặc bán của các nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức khi họ thực hiện các giao dịch. Điều này giúp chúng ta có thể đánh giá về khả năng đầu tư hay lợi nhuận của họ. Thêm vào đó chúng ta có thể dễ dàng đánh giá họ là nhà đầu tư dài hạn hay họ là nhà đầu tư ngắn hạn.

Những chỉ số dữ liệu On-chain cần chú ý

Miner OutFlows

Miner Outflow là chỉ số liên quan đến các thợ đào BTC vì tổng lượng BTC được nắm giữ bởi các thợ đào cũng là 1 số lượng tương đối lớn. Thế nên những hành vi giá của họ cũng rất quan trọng

Miner Outflow cung cấp thông tin, dữ liệu về lượng BTC được chuyển đi bởi những ví thợ đào. Những khả năng có thể xảy ra là họ chuyển lên sàn để bán hoặc bán OTC hoặc chuyển nội bộ giữa các ví với nhau. Vì vậy chúng ta chỉ nên quan sát nếu có lượng lớn BTC được chuyển đi liên tiếp thì khả năng đó là đợt bán xả hàng dần dần của thợ đào để trang trải các chi phí cũng như chốt lời

Net Unrealized Profit/Loss (NUPL)

 Chỉ số NUPL được tính nhờ tỷ lệ lợi nhuận lời và lỗ trên thị trường rồi từ đó dự đoán được thị trường đã đến đỉnh hay chưa. Về cơ bản, chỉ số này đánh giá số lượng người nắm giữ coin đang lãi hay lỗ. Nếu chỉ số này tăng lớn hơn 0 thì nghĩa là nhiều nhà đầu tư đang có lợi nhuận và ngược lại

Funding Rate

Funding rate là các đợt thanh toán định kỳ cho nhà đầu tư đang long hoặc short dựa trên sự khác biệt giữa giá trên thị trường hợp đồng Future và giá Spot. Do vậy, phụ thuộc vào vị thế đang mở mà nhà đầu tư sẽ phải trả tiền hoặc là sẽ được trả tiền phí..

 Khi chỉ số này dương, nghĩa là giá trên thị trường hợp đồng Future cao hơn so với giá ở thị trường Spot do đó bên đặt lệnh mua phải trả tiền cho bên đặt lệnh bán. Ngược lại, nếu giá coin ở thị trường hợp đồng Future thấp hơn thị trường Spot thì khi đó,  Funding Rate nhỏ hơn 0 và bên đặt lệnh bán sẽ phải trả tiền cho bên đặt lệnh mua.

 Và ngoài ra còn rất nhiều chỉ số dữ liệu On-Chain quan trọng khác nữa, anh em có thể tìm hiểu thêm nhé.

Những lưu ý khi phân tích dữ liệu On-chain

  • Phải có kiến thức và kinh nghiệm trong việc phân tích dữ liệu:  Việc phân tích dữ liệu On-Chain cần đòi hỏi người dùng phải có kiến thức nền tảng vững chắc, và cần biết kết hợp nhiều yếu tố khác như thông tin thị trường, phân tích kỹ thuật để có thể đưa ra một cách nhìn khách quan nhất
  • Dữ liệu On-chain thường chính xác khi nhận xét về dài hạn hơn là ngắn hạn. Việc này cũng giống như chúng ta không thể biết chính xác trong vài tuần tới sẽ mưa hay nắng, nhưng trong dài hạn thì chúng ta biết mùa đông sẽ rất là lạnh và mùa hè sẽ rất nóng
  • Nên tìm kiếm những nguồn dữ liệu On-chain uy tín: Vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều website cung cấp thông tin không chính xác và đảm bảo, dẫn tới những đánh giá không đúng về thị trường. Do đó bạn cần phải tham khảo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có cái nhìn khách quan nhất.

Kết luận

 Trên đây là một số chỉ số On-Chain cơ bản trong đầu tư mà các anh em cần nắm được. Mong rằng bài viết từ VB-Capital đã cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến phân tích xu hướng thị trường trong tương lai. Toàn bộ bài viết là những thông tin mang mục đích tham khảo, không phải là lời khuyên đầu tư. Cảm ơn anh em đã đọc bài viết và đừng quên đăng ký các kênh thông tin của VB-Capital nhé.