Các mã thông báo không thể thay thế (NFT) dường như đã xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới, và được mọi người thảo luận với nhau như một danh mục đầu tư tiềm năng. Nhưng liệu NFT có xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không? Rất nhiều người đã cảnh báo về một vụ bong bóng giống như cơn sốt Dot-com hoặc Beanie Babies, nhưng lại có người cho rằng NFTs ở đây là để tồn tại và họ sẽ đầu tư mãi mãi. Hãy cùng VB-Capital đi tìm hiểu về chủ đề NFT trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
NFT là gì?
Giá một số bộ sưu tập NFT của BoredApe
NFT là thuật ngữ viết tắt của “Non-Fungible Token”, một loại tài sản kỹ thuật số đại diện cho các đối tượng trong thế giới thực như nghệ thuật, âm nhạc, vật phẩm trong trò chơi và video. Chúng thường được mã hóa trên một chuỗi khối blockchain và được giao dịch mua và bán trực tuyến, thường xuyên bằng tiền điện tử.
NFT hoạt động như thế nào?
NFT tồn tại trên một blockchain và có các tiêu chuẩn riêng ví dụ như : tiêu chuẩn ERC-721 và ERC-1155 trên blockchain Ethereum. tiêu chuẩn: BEP-721 và BEP-1155 trên BNB Chain. Không một ai, kể cả người phát hành NFT, có thể sao chép hoặc chuyển NFT khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu. Bạn có thể giao dịch NFT trên các thị trường mở như Binance NFT Marketplace, OpenSea và Treasureland. Các thị trường này giúp kết nối người mua với người bán và giá trị của mỗi NFT là duy nhất. Giá của NFT cũng dễ dàng thay đổi, tùy theo tình hình cung và cầu của thị trường. Về cơ bản, NFT giống như vật phẩm của các nhà sưu tập, nhưng tồn tại dưới dạng kỹ thuật số. Vì vậy, thay vì nhận được một bức tranh sơn dầu thực tế để treo trên tường, thay vào đó, người mua nhận được một tệp kỹ thuật số.
NFT được tạo như thế nào?
Bước đầu tiên để tạo NFT là đúc. Đúc nghĩa là biến hình ảnh, video, âm thanh và các tệp kỹ thuật số khác thành tài sản mã hóa trên một blockchain. NFT hiện hữu trên blockchain khiến việc chỉnh sửa và giả mạo trở nên khó khăn hơn. Dữ liệu duy nhất của NFT giúp dễ dàng xác minh tính nguyên bản và quyền sở hữu. Khi tạo ra NFT, chủ sở hữu/người tạo cũng có thể lưu trữ thông tin cụ thể bên trong NFT, chẳng hạn như ký vào tác phẩm nghệ thuật bằng cách đưa chữ ký vào siêu dữ liệu của NFT.
Ai là người đầu tiên tạo NFT?
NFT lần đầu tiên được giới thiệu vào tháng 5 năm 2014 bởi người sáng tạo Kevin McCoy. Là nhân vật tiếng tăm trong lĩnh vực nghệ thuật NFT, Kevin đã đúc NFT đầu tiên tên là Quantum do vợ mình thiết kế. “Quantum” là vòng lặp video một hình bát giác chứa các vòng tròn, cung tròn và các hình dạng khác có chung một tâm. Tính đến năm 2021, NFT mang tính lịch sử này được bán với giá 7 triệu đô la.
Có những loại NFT nào?
Phần lớn thị trường hiện tại cho NFT tập trung vào các bộ sưu tập, chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, thẻ thể thao và hàng hiếm:
-
- NFT nghệ thuật: NFT nghệ thuật được tạo khi các nghệ sĩ số hóa và kiếm tiền từ tác phẩm nghệ thuật của mình trên blockchain. Giá trị của NFT nghệ thuật đến từ 2 yếu tố chính: khả năng xác minh tính nguyên bản bằng kỹ thuật số và chứng minh quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số cụ thể.
- NFT sưu tầm: NFT sưu tầm là tài sản kỹ thuật số duy nhất được đúc trên blockchain mà người dùng có thể sưu tầm hoặc giao dịch. Một số NFT sưu tầm đặc biệt là phiên bản giới hạn và có thể được các nhà sưu tập đặc biệt săn đón.
-
- NFT âm nhạc: Tương tự như tệp hình ảnh hoặc video, NFT âm nhạc được tạo khi bạn đính kèm nhạc hoặc âm thanh vào NFT. NFT âm nhạc là chứng nhận quyền sở hữu một bản âm thanh hoặc tác phẩm âm nhạc duy nhất có thể mua hoặc bán.
-
- NFT video: NFT video là các tài sản kỹ thuật số dưới dạng hình ảnh chuyển động. Các NFT này đang ngày càng trở nên phổ biến do khả năng sở hữu các tài sản kỹ thuật số như video và trải nghiệm duy nhất từ những người sáng tạo ưa thích, liên kết với những người sáng tạo này, thậm chí là sở thích và bộ sưu tập cá nhân.
-
- NFT avatar: Avatar NFT là hình ảnh “phần đầu và khuôn mặt” của một nhân vật ở định dạng ảnh hồ sơ số. Không có avatar NFT nào giống avatar NFT nào và avatar NFT được tạo ra bởi một thuật toán với các đặc điểm khác nhau. Các NFT này có thể dùng để thúc đẩy ý thức cộng đồng, biểu thị trạng thái số, thậm chí đóng vai trò là vé tham gia các sự kiện metaverse độc quyền.
-
- NFT game: NFT game khác với việc giữ các vật phẩm sưu tầm mã hóa trong ví. NFT game sẽ sử dụng NFT trong các quy tắc, cơ chế và hoạt động tương tác của người chơi. Ví dụ: một tựa game có thể cung cấp một skin hiếm trong game dưới dạng NFT và người chơi nào mở khóa skin này trước sẽ có quyền sở hữu skin. NFT này đang ngày càng phổ biến trong giới game thủ vốn đã quen với khái niệm vật phẩm kỹ thuật số có giá trị.
-
- NFT thẻ giao dịch: NFT thẻ giao dịch có thể dùng như phiên bản ảo của thẻ giao dịch vật lý. Sự hấp dẫn của NFT thẻ giao dịch có thể là do các yếu tố sau: có thể dễ dàng xác minh, đặc biệt là khi mức độ hiếm là yếu tố quyết định giá trị của thẻ, quyền sở hữu lâu dài trên blockchain và các loại thẻ hiếm như một hình thức đầu tư.
-
- NFT meme: Một hiện tượng được gọi là “cơn sốt vàng meme”, meme NFT có thể là cách mới để người tạo meme kiếm tiền từ meme của mình. Giá trị của những meme này sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ lan truyền của meme, tính độc đáo và tính nguyên bản của tài sản kỹ thuật số.
Tại sao NFT lại trở nên phổ biến?
Đầu tiên có thể nói đến NFT chính là một kênh đầu tư mới đối với nhiều người, đây cùng là một điểm mạnh để thu hút các dòng tiền từ ngoài thị trường đổ vào. Như bạn đã thấy, vào năm 2021 thị trường NFT trở nên sôi động hơn bao giờ hết và khuynh đảo toàn bộ thị trường thế giới. NFT không chỉ là tài sản kỹ thuật số có thể sưu tầm được, NFT hiện là tài sản có giá trị với nhiều công dụng khác nhau trong thế giới thực và ảo. NFT cũng ngày càng trở nên phổ biến như một hình thức biểu đạt nghệ thuật hoặc công cụ đầu tư trong lĩnh vực kỹ thuật số. Ngay cả trong lĩnh vực game, NFT đóng vai trò vừa là tài sản đầu tư vừa là công cụ tiện ích đem lại những khả năng đặc biệt cho người chơi. Khi thế giới NFT tiếp tục phát triển và mở rộng, các công dụng sẽ phát triển vượt ra ngoài cả bộ sưu tập JPEG.
Bạn nghĩ sao khi trong tương lai NTF sẽ được ứng dụng để quản lý danh tính. Thay vì phải dùng hộ chiếu, căn cước công dân ở những điểm xuất nhập cảnh mà chuyển đổi hộ chiếu cá nhân thành NFT, mỗi hộ chiếu có đặc điểm nhận dạng riêng biệt, có thể hợp lý hóa quy trình nhập cảnh và xuất cảnh cho các khu vực pháp lý.
Bạn có nên đầu tư NFT không?
Mặc dù được coi là một thị trường tiềm năng nhưng viêc đầu tư vào các NFT rất rủi ro. Nói cách khác, đầu tư vào NFT là một quyết định chủ yếu mang tính cá nhân. Nếu bạn có tiền dư dả, nó có thể đáng xem xét, đặc biệt nếu một món đồ có ý nghĩa đối với bạn. Nếu bạn là một người mới thì bạn nên đầu tư một số tiền nhỏ để dùng và trải nghiệm thử các NFT. Vì giá trị của NFT hoàn toàn dựa trên những gì người khác sẵn sàng trả cho nó. Một NFT có thể bán lại với giá thấp hơn bạn đã trả tiền mua nó hoặc bạn có thể không bán lại được nếu không ai muốn mua. Do không còn nhiều sức hút như năm ngoái nên việc đầu tư vào NFT trong thời điểm thị trường giảm này thì quả thực là không nên phải không nào?
Hy vọng qua bài biết này bạn cũng có một cái nhìn khách quan hơn về NTF cũng như tiềm năng của chúng. Nếu bài viết hay hãy chia sẻ cho mọi người cùng đọc nhé, cảm ơn các bạn.!