Giới thiệu về chỉ báo Bollinger Bands. Chiến lược giao dịch với Bollinger Bands

Trong quá trình tham gia vào thị trường tiền mã hoá, chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến Bollinger bands – chỉ báo phân tích kỹ thuật được phát triển bởi John Bollinger. Công cụ này được mệnh danh là chỉ báo “thần thánh” giúp các trader xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả. Do đó, trong bài viết này VB-Capital sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin chi tiết về chỉ báo Bollinger Bands này nhé.

Tổng quan về dải Bollinger Bands

Dải Bollinger Bands là gì?

Dải Bollinger Bands được tạo ra vào đầu những năm 1980 bởi nhà phân tích và giao dịch tài chính John Bollinger. Về cơ bản, dải Bollinger hoạt động như một công cụ đo dao động. Nó cho biết liệu thị trường có mức độ biến động cao hay thấp, cũng như các điều kiện mua quá nhiều hay bán quá mức.

Ý nghĩa của dải Bollinger Bands

Chỉ báo Bollinger Bands làm nổi bật cách giá được phân tán xung quanh giá trị trung bình và chủ yếu dùng để xác định xu hướng của thị trường, dự đoán về khả năng tiếp tục hay dừng lại xu hướng đó. Cụ thể hơn, nó bao gồm một dải trên, một dải dưới và một đường trung bình động  (SMA) ở giữa. Hai dải trên và dưới sẽ phản ứng với hành động giá thị trường, chúng mở rộng khi độ biến động cao (di chuyển ra khỏi đường giữa) và co lại khi độ biến động thấp (di chuyển về phía đường giữa).

Cấu tạo của dải Bollinger Bands

Vì cấu tạo của Bollinger Bands gồm 3 phần chính và được tính như sau:

    • Đường giữa: Đường trung bình động (SMA) trong 20 ngày

    • Dải trên: SMA 20 ngày + (độ lệch chuẩn 20 ngày x2)

    • Dải thấp hơn: SMA 20 ngày – (Độ lệch chuẩn 20 ngày x2)

Sở dĩ là SMA20 bởi đây sẽ dùng để mô tả xu hướng trung hạn tương đương với khoảng thời gian giao dịch trong vòng 2 tuần. Điều này được thực hiện để đảm bảo rằng ít nhất 85% dữ liệu giá sẽ di chuyển giữa hai dải này.

Điểm hạn chế của Bollinger Bands

Thực chất Bollinger Band không phải là hệ thống giao dịch độc lập. Đây chỉ là 1 chỉ báo trong phân tích kỹ thuật với mục đích nhằm thông báo cho các nhà đầu tư sự biến động của giá qua các thông tin liên quan. Bởi vì Bollinger Band được tính toán từ SMA nên sẽ có lẫn dữ liệu mới và dữ liệu cũ. Điều đó sẽ khiến cho các thông tin mới bị pha loãng bởi những thông tin cũ đã xảy ra. Do đó khi sử dụng nên kết hợp cùng các chỉ báo kĩ thuật không tương quan khác sẽ giúp bạn có những tín hiệu tốt hơn về thời điểm mua và bán.

Một số cách sử dụng Bollinger Bands trong giao dịch hiệu quả.

Sự thay đổi của bollinger bands không như những chỉ báo khác là tăng hay giảm, mà nó còn được chú ý bởi sự bó hẹp và mở rộng. Bạn có thể căn cứ vào 2 tín hiệu này để dự báo được xu hướng sắp xảy ra của thị trường, từ đó điều chỉnh chiến lược giao dịch cho hiệu quả

Chiến lược giao dịch khi dải Bollinger Bands siết chặt 

Dải bollinger bands siết chặt hay còn gọi là nút thắt cổ chai là hiện tượng xảy ra khi 2 dải trên và dưới của Bollinger Band chuyển động lại gần nhau và dần tiến sát đến dải giữa là đường SMA 20. Sự thu hẹp phản ánh cho một giai đoạn tài sản có sự biến động thấp với mức độ tối thiểu. Và sự xuất hiện của nó là một dấu hiệu cho biết giá sẽ biến động mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên trong trường hợp này dải bollinger bands không cho biết giá sẽ biến động theo chiều hướng tăng hay giảm và đây cũng là thời điểm tiềm năng để các trader vào lệnh và nắm bắt cơ hội kiếm lời

Khi dấu hiệu này xuất hiện, việc bạn cần làm là chờ đợi một tín hiệu breakout ra khỏi vùng tích lũy hẹp đó được tạo nên bởi giá trong suốt thời gian biến động tại vùng nút thắt cổ chai.

  • Nếu giá breakout khỏi vùng tích lũy hẹp theo chiều lên thì thực hiện lệnh mua.
  • Nếu giá breakout khỏi vùng tích lũy theo chiều xuống thì thực hiện lệnh bán.

Chiến lược giao dịch theo xu hướng

Dải giữa của Bollinger Band chính là đường trung bình động SMA 20, đây là một chỉ báo kỹ thuật phản ánh giá đóng cửa của tài sản trung bình trong 20 cây nến liên tiếp gần nhất. Do đó, khi thị trường có xu hướng mạnh mẽ, nếu giá bật ra sau đó quay về dải giữa thì ngay lập tức nó sẽ lại bật ra để tiếp tục xu hướng. Dải giữa khi này sẽ trong vai trò của một cản động (hay hỗ trợ và kháng cự) của giá một đồng coin hay token. Do đó các trader sẽ có cơ hội để đặt lệnh giao dịch chính tại điểm đó.

Ngoài ra bạn cũng cần kết hợp với những chỉ báo khác như RSI, VOLUME, MACD,..để có thêm những thông tin về tín hiệu cũng như điểm vào lệnh để việc giao dịch đạt được hiệu quả nhất.

Tổng kết

Trên đây là những kiến thức cơ bản về chỉ báo Bollinger Band đã được VB-Capital tổng hợp lại để gửi đến các bạn. Hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích qua bài viết, nắm được ý nghĩa và khái niệm Bollinger Bands là gì, cũng như một số cách dùng Bollinger Band sao cho hiệu trong giao dịch. Nếu các bạn thấy bài viết hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình cùng đọc nhé. Cảm ơn các bạn.!