Giải mã cơn sốt NFT âm nhạc? Liệu đã đến lúc âm nhạc truyền thống không còn chỗ đứng?

Trong giai đoạn đầu năm nay, dự án âm nhạc NFT do Rapper đình đám Binz kết hợp cùng người anh em Touliver tại Spacespeakers đã và đang khiến thị trường NFT âm nhạc trở nên nóng hơn bao giờ hết. Vậy thực tế NFT âm nhạc là gì? Loại hình này mang lại điều gì cho nghệ sĩ và cộng đồng yêu âm nhạc nói chung? Cùng đi tìm lời giải qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

NFT âm nhạc và những khái niệm cần biết

Để có thể đào sâu tìm hiểu và giải mã cơn sốt NFT âm nhạc hiện nay, đầu tiên, chúng ta cần nắm một số khái niệm cơ bản của loại hình nghệ thuật này. Dưới đây là một số thông tin mà có thể các bạn sẽ quan tâm.

Khái niệm NFT âm nhạc là gì?

Nếu bạn đã hiểu về khái niệm NFT hay những token không thể thay thế trên mạng lưới Blockchain, thì NFT âm nhạc là một phiên bản mở rộng của NFT. Hiểu một cách ngắn gọn, NFT âm nhạc hay music NFT là chứng chỉ số xác định quyền sở hữu các tác phẩm âm nhạc của một nghệ sĩ hay tổ chức nào đó.

Các NFT này có thể được bán hoặc phân phối cho những người hâm mộ, fan của nghệ sĩ phát hành tác phẩm đó. Tất nhiên, tương tự như những dạng tài sản NFT khác, những token này hoàn toàn được bảo mật trên các blockchain nhất định.

Nhìn chung, NFT âm nhạc đang dần trở thành xu thế âm nhạc mới bởi khả năng kết nối nghệ sĩ với người nghe của mình thông qua các hình thức mới mẻ, sáng tạo hơn.

Giải mã cơn sốt NFT âm nhạc
NFT âm nhạc là xu thế mới của nghệ thuật đương đại

Cách thức hoạt động của NFT âm nhạc

Về mặt hình thức, NFT âm nhạc cũng hoạt động tương tự như những NFT hội họa hay các dạng NFT khác. Nói một cách dễ hiểu là quy trình sản xuất hoặc bán hàng đến tay người tiêu dùng.

Ở đây, những nghệ sĩ/producer sẽ tiến hành sáng tạo nội dung muốn bán cho người hâm mộ. Các sản phẩm có thể là bản thu âm Audio, vé concert hoặc các ấn phẩm liên quan. Sau đó, những nghệ sĩ này chỉ cần lựa chọn một blockchain thích hợp để đúc token hay NFT âm nhạc.

Sau khi chọn được nền tảng sử dụng, họ sẽ thông báo đến người hâm mộ của mình về việc phát hành NFT với báo giá đi kèm cho từng sản phẩm của mình. Hiện nay, trên thế giới, đa phần các nghệ sĩ sẽ phân phối NFT âm nhạc của mình theo 2 hướng:

  • Bán sản phẩm của mình chỉ duy nhất 1 lần: Đây là hình thức cho phép người dùng đấu giá cho sản phẩm âm nhạc của nghệ sĩ, người trả giá cao nhất sẽ sở hữu bản nhạc nhưng tất nhiên, bản quyền không thuộc về họ
  • Đúc một lượng NFT từ các bản thu âm, sau đó bán đến người hâm mộ trên thị trường âm nhạc. Đây là hình thức được khá nhiều nghệ sĩ lựa chọn bởi họ có thể tiếp cận người nghe của mình một cách trực tiếp, đơn giản hơn mà không cần thông qua các hãng thu âm trung gian.

Tại sao hình thức NFT âm nhạc ngày càng trở nên phổ biến?

Khác với các hình thức phân phối âm nhạc trên thị trường truyền thống, NFT là phương thức mới, cho phép kết nối nghệ sĩ với người hâm mộ của họ với lợi nhuận cao hơn, bỏ qua các chi phí trung gian dành cho studio và phòng thu hoặc công ty chủ quản.

Ngoài ra, đây còn là hình thức phù hợp để những nghệ sĩ trẻ, tài năng và hoạt động độc lập có thể dễ dàng kiếm được lợi nhuận từ tác phẩm của mình thay vì sử dụng các nền tảng phân phối trả phí nhưng hiệu quả có thể không cao như Youtube, Spotify, …

Đầu tư vào NFT âm nhạc như thế nào?

Khác với việc bạn là một người hâm mộ, những nhà đầu tư tài sản kỹ thuật số sẽ có có cái nhìn độc lập và đặc biệt hơn khi muốn đầu tư vào NFT âm nhạc. Lưu ý rằng, hiện nay, bản thân NFT vẫn còn là một lĩnh vực mới, nhiều rủi ro, do đó, các nhà đầu tư thường khá nghi ngại khi có xu hướng tham gia kiếm tiền từ NFT.

Dưới đây là một số hình thức đầu tư vào NFT âm nhạc phổ biến:

  • Bạn có thể tự tạo NFT âm nhạc cho riêng mình: Đừng quên rằng, quyền sáng tác trên thị trường NFT là tự do, nơi bất kỳ ai cũng có thể tạo ra những sản phẩm có giá trị. Bên cạnh chi phí sản xuất thường thấy (phí thu âm, phí hậu kỳ, …), bạn cũng cần phải chi trả phí để đúc token và niêm yết trên các nền tảng giao dịch. Do đó, đừng quên rằng, việc lựa chọn một địa điểm giao dịch thích hợp cũng rất quan trọng.
  • Hiện tại, bạn cũng có thể đầu tư vào các dự án NFT âm nhạc thông qua việc sở hữu token của dự án đó – minh chứng cho quyền sở hữu bản sao kỹ thuật số của tác phẩm. Tuy giá của các token dạng này không quá cao, nhưng đổi lại, bạn có thể bán quyền sở hữu của mình cho nhiều người khác nhau.
  • Một hình thức đơn giản hơn chính là việc, các nhà đầu tư có thể sở hữu các album, bộ sưu tập NFT âm nhạc. Khi những sản phẩm của những nghệ sĩ lớn được quảng bá mạnh, bạn có thể bán ra cho đối tượng người hâm mộ của nghệ sĩ đó.
Đầu tư vào NFT âm nhạc có thể đáng giá nhưng đi kèm với rủi ro cao
Đầu tư vào NFT âm nhạc có thể đáng giá nhưng đi kèm với rủi ro cao

Top nền tảng Marketplace tốt nhất cho NFT âm nhạc

Như đã đề cập ở trên, sau quá trình sản xuất, việc lựa chọn được một marketplace trung gian để kết nối nghệ sĩ với người hâm mộ là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số nền tảng marketplace dành cho các nhà sản xuất NFT âm nhạc:

NFT Tone

Đây là nền tảng Marketplace hoàn toàn tập trung vào âm nhạc, cho phép người dùng sở hữu các bản nhạc với độ hiểm khác nhau. Thậm chí, nghệ sĩ có thể bán các demo của mình trên nền tảng này. Hiện tại, NFT Tone đã phát hành token gốc của mình là Tone cà hoạt động trên chuỗi Binance

Opulous

Opulous là nền tảng cho phép người hâm mộ mua và sở hữu một phần bản quyền âm nhạc của nghệ sĩ thông qua các token được phát hành. Các NFT này sẽ giúp nghệ sĩ thu về doanh thu bản quyền hàng tháng và giá của NFT cũng sẽ tăng theo độ nổi tiếng của nghệ sĩ đó.

Giải mã cơn sốt NFT âm nhạc
Opulous là nền tảng NFT âm nhạc phổ biến trong giới nghệ sĩ

Royal

Là một nền tảng mới, tuy vậy, Royal được xem là một trong những Marketplace đầy hứa hẹn để nghệ sĩ có thể phát hành NFT âm nhạc của mình. Tại đây, người dùng được khuyến khích ủng hộ nghệ sĩ mình yêu thích thông qua việc mua và sở hữu token từ tác phẩm âm nhạc của nghệ sĩ.

Kết luận

Có thể nói, âm nhạc là một loại hình nghệ thuật và khi kết hợp với NFT, nghệ sĩ có thể định hình lại giá trị sản phẩm của mình đối với người hâm mộ. Tuy vậy, NFT âm nhạc là một đầu tư tốt khi và chỉ khi bạn có thể phân tích, nắm bắt được mức độ rủi ro.