Ngày nay, thị trường tiền điện tử đang bắt đầu bước vào xu thế mới với sự xuất hiện của NFT và GameFi – 2 khái niệm mới trong thời gian gần đây. Có thể nói, đây là 2 xu thế mới mang tính cách mạng của năm 2021 và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt khi bước qua nửa đầu năm 2022. Vậy GameFi là gì? GameFi và Game truyền thống khác nhau như thế nào? Cùng giải đáp thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Sự chuyển dịch cơ cấu của thị trường tiền điện tử
Nếu như trong thời gian trước đây, khi nhắc đến thị trường tiền điện tử hay Crypto, người ta thường nghĩ đến các hình thức giao dịch, mua bán coin để sinh lời. Tuy vậy, một cuộc cách mạng lớn đã nổ ra ngay khi mà thị trường Crypto gần như đi vào giai đoạn bão hòa.
Cụ thể, sự xuất hiện của khái niệm tài sản số NFT đã gần như tái cấu trúc toàn bộ thị trường tiền điện tử. Kể từ khi ra mắt năm 2021 đến nay, NFT đã mang đến những ảnh hưởng sâu sắc lên mọi mặt của đời sống như y tế, nông nghiệp, tài chính, giải trí, công nghệ, …
Trong số đó, một sản phẩm của công nghệ kết hợp cùng lĩnh vực Crypto mang tên GameFi đã ra đời và gây được tiếng vang lớn. Từ đó đến nay, đã không ít những dự án GameFi thành công và nhận được sự quan tâm rất lớn từ cả cộng đồng Crypto lẫn giới game thủ.
Những tác động của Blockchain lên ngành công nghiệp Game
Có thể sẽ rất khó tin nếu nói rằng, ngành công nghiệp game tạo ra tổng doanh thu lớn hơn so với các ngành công nghiệp giải trí khác cộng lại, bao gồm cả âm nhạc lẫn điện ảnh. Trong thời đại mới, có thể nói, game là một trong những ngành công nghiệp giải trí hàng đầu và dường như không có dấu hiệu suy thoái.
Từ đó, có hàng loạt cách kiếm tiền từ việc chơi game ra đời, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí này một cách chóng mặt. Với việc sở hữu những vật phẩm hiếm, vật phẩm bậc cao trong các tựa game, người chơi có thể tiến hành mua bán, giao dịch với người chơi khác để kiếm lợi nhuận.
Trong khi đó, không ít người chơi lựa chọn hình thức “chơi giúp” hay phổ biến hơn là “cày thuê” với những tựa game “mì ăn liền” như kiểu LOL, Dota 2 hay PUBG.
Ngoài ra, một hình thức kiếm tiền từ game mới được ra mắt gần đây – GameFi cũng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ cộng đồng game thủ. Là sự kết hợp giữa công nghệ Blockchain với Game, các GameFi theo hình thức Play to Earn đã ngày càng trở nên phổ biến hơn.
GameFi là gì?
Trước hết, hiểu đơn giản thì GameFi là thuật ngữ dùng để chỉ những tựa game được phát triển trên nền tảng Blockchain. Đó là sự kết hợp giữa Game và Finance. Nói chung, GameFi là các tựa game mà khi bạn chơi sẽ có thể mở ra cơ hội kiếm thêm thu nhập từ đây.
Hiện tại, hầu hết các dự án GameFi đều được chạy trên các sổ cái phân tán của chuỗi khối. Nhờ đó, nó có thể cho phép người chơi xác thực quyền sở hữu với các vật phẩm, tài sản trong game. Khác với game truyền thống, GameFi mở ra cơ hội “Play to Earn” và cho phép game thủ trở thành người sở hữu duy nhất của 1 vật phẩm cụ thể trong game.
Sự khác biệt giữa GameFi và Game truyền thống là gì?
Trên thực tế, GameFi vẫn dựa trên nền tảng game truyền thống với mục đích cung cấp đến người chơi của mình một sản phẩm giải trí điện tử. Tuy vậy, nhờ vào sự kết hợp với công nghệ Blockchain và NFT, các dự án GameFi còn mang đến cách tiếp cận mới cho người chơi game, giúp họ có thêm phần thưởng thay vì chỉ chơi với mục đích giải trí.
Dưới đây là một số điểm khác biệt cụ thể giữa GameFi và các tựa game truyền thống:
- Play to Earn: Một lần nữa, mô hình Play to Earn là điểm khác biệt lớn nhất giữa GameFi và game truyền thống. Thay vì hệ thống kiếm tiền thông qua cửa hàng và không có nhiều giá trị sử dụng trong đời thật của game truyền thống, GameFi cho phép người dùng kiếm “tiền thật” bằng việc bán các tài sản, vật phẩm trong game.
- Cách tiếp cận mới: Trong các dự án GameFi, công nghệ blockchain cho phép lưu trữ sản phẩm, vật phẩm trong trò chơi trên các sổ cái phân tán hoặc ngay trên chuỗi khối. Do đó, người dùng có thêm các giá trị thực vào quá trình giao dịch trong game của họ.
- Ít hoặc không mất phí: Hiện nay, hầu hết các tựa GameFi đều được cung cấp theo hình thức Free to Play. Nghĩa là, để có thể chơi GameFi, người chơi gần như không phải bỏ ra khoản tiền nào để có thể trải nghiệm gameplay.
- Quyền sở hữu tài sản: Tương tự như các NFT, các tài sản, vật phẩm trong GameFi là độc nhất và duy nhất 1 quyền sở hữu dành cho game thủ. Và tất cả những thứ này sẽ được lưu trữ vĩnh viễn trên Blockchain. Do đó, bạn vẫn có thể bán những tài sản này ngay cả khi game ngừng cung cấp dịch vụ.
Đánh giá về sự phát triển của GameFi
Với các tựa game truyền thống hiện nay, việc người chơi thường xuyên bị hạn chế khả năng trao đổi, giao dịch hay tương tác với tài sản là rào cản lớn nhất. Tuy vậy, sự xuất hiện của GameFi đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành công nghiệp giải trí lớn nhất thế giới.
Không còn nghi ngờ gì khi nói rằng, các tựa game dựa trên Blockchain đã và đang ngày càng tác động mạnh mẽ hơn đến ngành công nghiệp game. Và với sức nóng của mình, sẽ ngày càng có nhiều những nhà phát triển cũng như người chơi tham gia vào mảng GameFi.
Kết luận
Có thể nói, với sự kết hợp giữa các khái niệm DeFi và NFT vào Game, GameFi là một trong những sản phẩm thành công nhất của thế hệ kỹ thuật số hiện nay. Không dừng lại ở đó, với sự phát triển nhanh chóng của mình, GameFi hứa hẹn sẽ dần thay thế game truyền thống để trở thành xu thế mới của ngành công nghiệp game.