“Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi” là một câu nói rất nổi tiếng của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett để nói về tâm lý trong giao dịch và đầu tư của những người khi tham gia vào thị trường tài chính. Đối với thị trường tiền mã hoá, hầu hết các anh em đều đã từng nghe đến Chỉ số Tham lam và Sợ hãi (Crypto Fear and Greed Index). Đây cũng là một công cụ mà nhiều người tin dùng trong những thời điểm nên mua vào hay bán để thoát ra khỏi thị trường. Thế nhưng, vẫn có nhiều người vẫn chưa rõ hết về những chỉ số, cách đọc và ý nghĩa mà chỉ báo Crypto Fear and Greed Index mang lại. Hãy cùng VB-Capital đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Crypto Fear and Greed Index Là Gì ?
Crypto Fear and Greed Index hay còn gọi là Chỉ số Tham lam và Sợ Hãi dành cho thị trường tiền mã hoá là một chỉ báo phân tích các xu hướng và chỉ báo thị trường khác nhau để xác định xem liệu những người tham gia thị trường đang cảm thấy tham lam hay sợ hãi. Chỉ số này được tính trên thang điểm từ 0-100, điểm 0 cho thấy sự sợ hãi tột độ của thị trường, trong khi điểm 100 lại cho thấy sự tham lam tột cùng.
Fear & Greed Index không phải xuất hiện lần đầu ở Crypto, mà là được CNNMoney tạo ra để phân tích thị trường cổ phiếu truyền thống. Sau đó, Alternative.me đã tạo ra một phiên bản tương ứng bên Crypto.
Cách Đọc Chỉ Số Crypto Fear & Greed Index
Mỗi ngày, chỉ số này sẽ được Alternate.me cập nhật 1 lần vào lúc 3 giờ sáng theo múi giờ Việt Nam. Hiện nay, chỉ số Sợ hãi và Tham lam dành cho tiền mã hoá chỉ sử dụng thông tin liên quan đến Bitcoin vì mối tương quan đáng kể giữa BTC với toàn thị trường tiền mã hoá khi nói đến giá cả và cảm xúc.
Chỉ số Fear & Greed Index ngày 16/08/2022
Giao diện của biểu đồ sẽ gồm 3 phần chính gồm :
-
- Hình 1: Biểu đồ Fear & Greed Index.
- Hình 2: Dữ liệu lịch sử giá trị Fear & Greed Index: Hiện tại, ngày hôm qua, tuần trước, tháng trước.
- Hình 3: Thời gian cập nhật chỉ số Fear & Greed tiếp theo.
Thang đo Chỉ số Tham lam Sợ hãi sẽ được chia thành các mức sau:
-
- 0-24: Sợ hãi tột độ (cam)
- 25-49: Sợ hãi (hổ phách / vàng)
- 50-74: Tham lam (xanh nhạt)
- 75-100: Tham lam cực độ (xanh lục)
Với mức điểm tương ứng trong khoảng, anh em có thể hình dung được về tổng quan tâm lý thị trường trong thời điểm đó. Ví dụ mức điểm hôm nay của chỉ số là 44, cho thấy tình hình chung mọi người đang sợ hãi. Chỉ số này đã giảm một chút so với hôm qua, thể hiện tâm lý nhà đầu tư đang có chuyển biến không tích cực nhưng không đáng kể.
Cấu Tạo Của Chỉ Số Tham Lam Sợ Hãi
Chỉ số được tính toán giá trị bằng cách kết hợp năm yếu tố thị trường có trọng số khác nhau. Năm yếu tố này gồm:
1. Biến động (chiếm 25% chỉ số). Sự biến động đo lường giá trị hiện tại của Bitcoin với mức trung bình từ 30 và 90 ngày trước. Ở đây, chỉ số sử dụng sự biến động như một điểm chuẩn cho sự không chắc chắn trên thị trường.
2. Động lượng / khối lượng thị trường (chiếm 25% của chỉ số). Khối lượng giao dịch hiện tại của Bitcoin và động lượng thị trường được so sánh với các giá trị trung bình trong 30 và 90 ngày trước đó, sau đó được kết hợp với nhau. Việc mua khối lượng lớn liên tục cho thấy tâm lý thị trường tích cực hoặc tham lam.
3. Phương tiện truyền thông xã hội (chiếm 15% chỉ số). Yếu tố này xem xét số lượng hashtag trên Twitter liên quan đến Bitcoin và cụ thể là tỷ lệ tương tác của nó. Thông thường, số lượng tương tác liên tục và cao bất thường liên quan nhiều đến lòng tham thị trường hơn là nỗi sợ hãi.
4. Sự thống trị của Bitcoin (chiếm 10% chỉ số). Đầu vào này đo lường sự thống trị của BTC đối với thị trường. Sự thống trị thị trường ngày càng tăng cho thấy đầu tư mới vào đồng tiền này và khả năng phân bổ lại tiền từ các altcoin.
5. Google Xu hướng (chiếm 10% chỉ số). Bằng cách xem xét dữ liệu Google Xu hướng cho các truy vấn tìm kiếm liên quan đến Bitcoin, chỉ số có thể cung cấp thông tin chi tiết về tâm lý thị trường. Ví dụ: sự gia tăng các tìm kiếm “Bitcoin lừa đảo” sẽ cho thấy sự sợ hãi nhiều hơn trên thị trường.
Ý nghĩa của Chỉ số Tham lam Sợ hãi
Thông thường sự dao động lớn trong tâm lý từ tham lam đến sợ hãi trùng khớp với mức đáy cục bộ trong đồ thị vốn hóa thị trường tiền mã hoá. Khi thị trường trở nên tham lam hơn, vốn hóa thị trường tổng thể sẽ tăng cho đến khi đạt mức tối đa thì một lần nữa giảm mạnh
Một thị trường đầy sợ hãi có thể là một dấu hiệu cho thấy tiềm năng của thị trường tiền mã hoá đang bị định giá thấp. Quá nhiều sợ hãi trong một thị trường có thể dẫn đến bán quá mức và hoảng loạn quá mức. Khi chỉ số đang ở mức Sợ hãi thì không nhất thiết có nghĩa là thị trường đã đi vào một xu hướng giảm giá dài hạn (Bear). Thay vào đó, bạn có thể coi đó như một tham chiếu ngắn hạn hoặc trung hạn cho tâm lý thị trường tổng thể.
Ở mức Tham lam trên thị trường là tình huống ngược lại. Nếu các nhà đầu tư và nhà giao dịch tham lam, họ có khả năng định giá tiềm năng thị trường tiền mã hoá quá cao và đang có nguy cơ trở thành bong bóng tài sản. Hãy tưởng tượng một tình huống FOMO (sợ bị bỏ lỡ) khiến các nhà đầu tư bơm tiền all in vào thị trường, họ sẽ định giá Bitcoin quá cao. Nói cách khác, lòng tham gia tăng có thể dẫn đến dư thừa cầu và làm tăng giá một cách quá mức có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào.
Tổng kết
Chỉ số Sợ hãi và Tham lam ( Crypto Fear and Greed) là một chỉ số giúp thu thập và tóm tắt toàn bộ các chỉ số cơ bản và tâm lý thị trường tiền mã hoá. Thay vì phải tự phân tích, bạn có thể dựa vào chỉ báo này để theo dõi mạng xã hội, Google xu hướng và các số liệu thống kê khác nhằm xác định không khí chung của thị trường tại thời điểm nhất định. Tuy nhiên, VB-Capital cũng xin lưu ý rằng để có một cái nhìn tổng quan về thị trường nhất thì các anh em cần nên kết hợp với những chỉ báo, biểu đồ khác ra quyết định đầu tư đúng đắn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho anh em những thông tin bổ ích, cảm ơn anh em đã quan tâm theo dõi!
Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của VB-Capital dưới đây để được thảo luận cùng các admin và nhiều member khác trong cộng đồng:
-
- Channel Telegram: t.me/vbcapital
- Channel Telegram: t.me/vbmargin
- Group Chat Telegram: t.me/Vbcapitalchat
- Group Chat Telegram: t.me/vbmarginchat
- Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/vbcapital
- Twitter: twitter.com/vbcapital
.