Chỉ số RSI là gì ? Hướng dẫn thiết lập công cụ chỉ báo RSI.

  Các công cụ chỉ báo phân tích kỹ thuật là một phần không thể thiếu trong việc đưa ra phân tích nhận định thị trường, đặc biệt là đối với những người mới tham gia thị trường. Bìa viết lần này, VB-Capital xin giới thiệu với các bạn một công cụ hữu ích được nhiều người tin dùng trong việc phân tích kỹ thuật. Đó là Relative Strength Index (RSI).

Chỉ số RSI là gì ?

   Chỉ số RSI là một chỉ báo PTKT được phát triển vào cuối thập niên bảy mươi được phát triển bởi một kỹ sư cơ khí J. Welles Wilder. Và nó đã được trình bày trong cuốn sách “các khái niệm mới trong hệ thống giao dịch kỹ thuật” của ông cùng với một số chỉ báo khác như Parabolic (SAR), phạm vi thực trung bình (ATR) và chỉ số hướng trung bình (ADX).

  Về cơ bản RSI là chỉ báo động lượng có tác dụng đo lường mức độ thay đổi của giá. Dựa trên chỉ số này các nhà đầu tư có thể đánh giá các điều kiện quá mua hoặc quá bán của thị trường. Qua đó, các Trader có thể dùng để xác định tín hiệu tốt để mua vào hoặc bán ra chốt lời.

Công thức tính chỉ số RSI

Chỉ số RSI được xác định dựa trên công thức sau:

Công thức tính chỉ số RSI

 Trong đó:

  • RS = (Trung bình giá đóng cửa tăng của X kỳ)/(Trung bình giá đóng cửa giảm của X kỳ)

  Theo mặc định, chỉ số RSI lấy khung thời gian là 14 kỳ ví dụ như: 14, giờ, 14 ngày, 14 tuần…Nhưng đôi khi chu kỳ 5, 7, 9, 21 và 25 cũng có thể được sử dụng.

  Chu kỳ RSI càng ngắn càng phù hợp với những giao dịch trong ngắn hạn hơn và ngược lại, những giao dịch trong dài hạn cần quan sát những chu kỳ dài hơn.

 

Ý nghĩa của chỉ báo RSI.

Xác định vùng quá mua và quá bán

  Biên độ của RSI trong Crypto dao động từ 0 đến 100, tức là biên độ dịch chuyển về gần con số 100 thì chứng tỏ sức mua của thị trường tăng mạnh. Ngược lại nếu chỉ số lùi lại gần về 0 chứng tỏ sức bán đang tăng cao. 

Để dễ dàng theo dõi và xác định được sức mua bán, các trader thường dựa vào đường RSI 30 và 70 theo đó:

    • Quá mua:  Khi đường RSI > 70
    • Quá bán: Khi RSI < 30

Xác định phân kỳ, hội tụ giá

  Phân kỳ là sự di chuyển ngược hướng giữa giá và RSI được xác định thông qua các đỉnh đáy. Để xác định phân kỳ này ta tiến hành nối đỉnh với đỉnh, đáy với đáy. Có 2 loại phân kỳ RSI là phân kỳ đáy (tăng giá) và phân kỳ đỉnh (giảm giá):

Phân kỳ đáy

Phân kỳ đáy

  Phân kỳ đáy là tình trạng biến động giữa giá và RSI đi theo hai chiều ngược nhau. Trong tình trạng này, RSI tăng tạo đáy cao trong khi giá giảm tạo đáy thấp. Đây được gọi là phân kỳ “đáy” và chỉ báo rằng đà đang mạnh lên bất chấp xu hướng giảm giá.

Phân kỳ đỉnh

Phân kỳ đỉnh

  Ngược lại, phân kỳ đỉnh có thể chỉ báo rằng mặc dù giá tăng, thị trường đang mất đà. Do đó, RSI giảm và tạo đỉnh thấp trong khi giá tài sản tăng và tạo đỉnh cao.

 Đánh giá ưu điểm và nhược điểm khi dùng chỉ báo RSI

Ưu điểm

    • Quan sát và phân tích chỉ báo RSI có thể cho nhà đầu tư những tín hiệu sớm dự báo về sự đảo chiều xu hướng và đưa ra những quyết định đầu tư hay thoái vốn với một chứng khoán.

Nhược điểm

    • Vì RSI cho tín hiệu sớm nên có thể là tín hiệu giả, sai
    • Hoạt động không hiệu quả khi thị trường có xu hướng mạnh

Hướng dẫn thiết lập chỉ báo RSI trên Tradingvew.

  Hiện tại hầu hết các ứng dụng cung cấp chart (biểu đồ) giá của các đồng coin đều hỗ trợ xác định chỉ số RSI này. Và công cụ mà chúng ta sử dụng trong bài viết là Trading View. Ở phần này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình và thao tác với chỉ số RSI trên Trading View nhé.

Bước 1: Vào trang web Tradingview và chọn một đồng coin/token bất kỳ.

Bước 2. Tìm và nhấn trên công cụ các chỉ báo & chiến lược.

Bước 3: Gõ RSI và tìm chỉ báo bạn muốn sử dụng.

 

  Chỉ với vài bước cơ bản là bạn đã có thể cài đặt thành công chỉ báo PTKT hữu ích này rồi. Một lưu ý nhỏ của VB-Capital khi các bạn sử dụng chỉ báo RSI là nên kết hợp cùng với các chỉ báo khác để có một nhận định đùng đắn nhất về các hành vi giá trong giao dịch. Hãy tham gia cùng thảo luận cùng VB-Capital tại đây để có thêm những kiến thức bổ ích nhé.