Với những blockchain, việc bị giới hạn mục đích sử dụng đang là vấn đề lớn nhất. Từ đó, cũng có rất nhiều nhà phát triển đã và đang nghiên cứu các giải pháp mở rộng mục đích sử dụng của Blockchain, tuy vậy, điều này cũng kéo theo khá nhiều vấn đề phát sinh. Đó cũng là lý do mà Chainlink đã ra đời. Vậy Chainlink là gì? Cách thức hoạt động của Chainlink như thế nào? Cùng VB Capital đi tìm lời giải qua phần bài viết dưới đây
Nội dung chính
Chainlink là gì?
Kể từ khi chính thức ra đời vào năm 2015, Ethereum đã ra đời và tạo nên một trong những cuộc cách mạng vĩ đại nhất nhằm tối đa hóa những gì mà Blockchain có thể làm được trong lĩnh vực kinh doanh. Nhờ đó, giờ đây, Blockchain đã không còn bị gắn với cái mác của một phương tiện cho các giao dịch tài chính mà đã đột phá hơn trở thành một trong những mối đe dọa trực tiếp với người tiền nhiệm Bitcoin.
Tuy vậy, những giải pháp mở rộng này đã bắt đầu xuất hiện các vấn đề phát sinh ngay trên Ethereum. Cụ thể, ban đầu, Chainlink được tạo ra với thiết kế là các smart contract để quản lý dữ liệu trên blockchain. Dựa trên đó, Chainlink có thể ngăn chặn các hình thức làm giả, sử dụng phân tán chưa được khai thác trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, với việc có nhiều chương trình smart contract được xây dựng trên Ethereum, Chainlink có thể tạo nên cầu nối cho các ngành công nghiệp mà họ đang cố gắng cải thiện.
Như vậy, nói một cách đơn giản, thì Chainlink được tạo ra với khả năng kết nối các blockchain với cơ sở hạ tầng hiện có của các nền tảng.
Mô hình hoạt động của Chainlink
Như đã nói, mục tiêu cốt lõi để tạo ra Chainlink chính là quá trình hiện thực hóa những giải pháp mở rộng trực tiếp và không trực tiếp cho Blockchain. Do đó, mô hình làm việc của Chainlink cũng được chia thành 2 chức năng chính là On – chain và Off – chain.
Chức năng On – Chain
Chainlink là tập hợp các smart contract được xử lý trực tiếp trên chuỗi khối Ethereum dựa trên công nghệ của blockchain này, đó là điều chúng ta đã đề cập đến. Các hợp đồng quản trị dữ liệu sẽ có tác dụng xử lý dữ liệu từ người dùng muốn sử dụng các phần mềm quản lý dữ liệu trong mạng lưới.
Khi một người dùng có nhu cầu truy cập các dữ liệu ngoài mạng lưới, họ sẽ trực tiếp gửi hợp đồng người dùng hoặc hợp đồng yêu cầu tới mạng lưới của Chainlink. Khi đó, blockchain sẽ tiến hành xử lý các yêu cầu này ngay trong hợp đồng riêng của người dùng.
Tất nhiên, trong quá trình xử lý, những hợp đồng này sẽ chịu trách nhiệm cho các hợp đồng yêu cầu với những hệ quản trị thích hợp. Trong đó, bao gồm một hợp đồng danh tiếng, một hợp đồng khớp lệnh và một hợp đồng tổng hợp.
Khi đó, 3 loại hợp đồng kể trên sẽ đóng 3 vai trò:
- Hợp đồng danh tiếng: Có chức năng kiểm tra hồ sơ của những bên cung cấp hệ quản trị do hệ thống sàng lọc trước
- Hợp đồng khớp lệnh: Ghi lại thỏa thuận mức dịch vụ của người dùng trên mạng lưới. Đồng thời, ghi nhận giá thầu đưa ra từ các nhà cung cấp hệ quản trị được hợp đồng danh tiếng đánh giá là đáng tin cậy.
- Hợp đồng tổng hợp: Tích lũy và lưu trữ các data từ những hệ quản trị được chọn và đưa ra kết quả tối ưu nhất cho người dùng.
Chức năng Off – Chain
Bên cạnh On – Chain, chức năng thứ 2 của Chainlink chính là các nút quản trị Off – Chain kết nối với mạng Ethereum. Ở thời điểm hiện tại, với mức độ phát triển của mình, Chainlink chỉ kết nối với các smart contract trên mạng Ethereum nhưng trong tương lai, chắc chắn Chainlink sẽ không ngừng mở rộng quy mô cá nhân để hợp tác và làm việc với các hợp đồng trên nhiều mạng lưới khác nhau.
Trong đó, các nút Off – Chain sẽ có nhiệm vụ thu thập dữ liệu từ những nguồn off chain theo yêu cầu từ người dùng thông qua các hợp đồng. Sau khi các data đã được thu thập đầy đủ theo yêu cầu, những nút Off – Chain cũng sẽ tiến hành xử lý dữ liệu thông qua Chainlink Core – một phần mềm cho phép các cơ sở hạ tầng ngoài mạng lưới có thể tương tác với Blockchain của Chainlink.
Một số ưu điểm của Chainlink
Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của Chainlink để người dùng có thể tham khảo.
Lựa chọn Oracle
Thông qua Chainlink, người dùng có thể sử dụng bộ lọc để tìm kiếm những những hệ quản trị phù hợp dựa trên danh tiếng, phân loại dữ liệu, số lượng tài nguyên cần thiết, …
Các báo cáo dữ liệu
Các nhà cung cấp hệ quản trị dữ liệu được lựa chọn bên ngoài mạng lưới có thể thực hiện thỏa thuận dịch vụ của mình với người dùng và truyền thông tin này tới các blockchain để các nút có thể xử lý
Tổng hợp và cân bằng kết quả
Các nhà dự đoán và cân bằng dữ liệu có thể thông qua hợp đồng tổng hợp để truyền tải và cung cấp dữ liệu đến người dùng của mình một cách chính xác, an toàn, tránh được việc làm giả dữ liệu.
Là cầu nối giữa Blockchain và thế giới thực
Có thể nói, Chainlink là một trong những dự án tiên phong cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa những smart contract bị giới hạn trong Blockchain và kết nối chúng với những mảng, ngành liên quan bên ngoài thế giới thực.
Giải quyết vấn đề quyền truy cập
Như đã biết, các smart contract không thể bị hoặc được truy cập đối với những doanh nghiệp không có ý định áp dụng công nghệ Blockchain. Tuy vậy, với sự ra đời của Chainlink, mọi thứ có thể được giải quyết một cách hoàn hảo
Kết luận
Nhìn chung, với những thành tựu đạt được ban đầu của mình, Chainlink đã nhận về khá nhiều sự quan tâm và có thể nói là tương đối thành công ở thời điểm hiện tại. Tuy vậy, chắc chắn rằng, chúng ta sẽ cần nhiều hơn thời gian để đánh giá mức độ chuyên sâu, thấu đáo của hệ thống này đối với người dùng và những tác động của chúng lên các ngành công nghiệp ở thế giới thực.