Trade margin là gì? Trade Future là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa các hình thức trade coin

Hiện nay, tại các sàn giao dịch Crypto, vẫn còn khá nhiều trader chưa nắm rõ được các khái niệm về trade margin là gì? trade future là gì? 2 hình thức giao dịch này khác nhau như thế nào. Và để làm rõ vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu các khái niệm giao dịch trong thị trường Crypto qua bài viết dưới đây.

Trade margin là gì? Khái niệm về Trade margin dành cho newbie

Trade Margin, margin trading hay giao dịch ký quỹ là một khái niệm tương đối quen thuộc với những người đã có thời gian tham gia vào các thị trường tài chính, đặc biệt là các sàn giao dịch coin.

Hiểu một cách đơn giản, giao dịch ký quỹ hay margin trading là hình thức bạn ký quỹ một phần tiền, nhờ đó có thể vay thêm tiền từ bên thứ 3 để giao dịch thay vì số vốn của bản thân.

Nói cách khác, đây là hình thức giúp người dùng có thể tiếp cận nguồn vốn lớn và tối ưu hóa lợi nhuận của bản thân. Thông thường, tùy theo tài sản, hệ số đòn bẩy trong margin sẽ được quy định khác nhau.

Hiện nay, phương thức giao dịch ký quỹ là khái niệm được sử dụng ở khá nhiều thị trường khác nhau với nhiều hình thức khác nhau.

Để có thể giao dịch margin trên bất kỳ sàn nào, người dùng cần phải có một khoản tiền thế chấp hay tiền ký quỹ. Tùy theo từng sàn, mức tiền mà bạn mượn được có thể gấp 3, gấp 4 lần số tiền ký quỹ.

Tất nhiên, người dùng cũng phải trả lãi suất theo ngày cho sàn tính trên số tiền đã mượn. Mức phí này sẽ có những quy định cụ thể tùy theo từng sàn khác nhau.

Có thể nói, với những nhà đầu tư đã có kinh nghiệm tham gia giao dịch, thường họ sẽ có xu hướng cố gắng để tối đa hóa lợi nhuận. Khi này, Trade margin sẽ là hình thức hiệu quả và tối ưu dành cho các nhà đầu tư

Trade margin là hình thức giao dịch giúp nhà đầu tư tiếp cận số vốn lớn hơn

Trade Future là gì? Những thông tin về Trade Future mà bạn nên biết

Future contract hay hợp đồng tương lai là dạng tài sản giao dịch được khá nhiều sàn từ tiền điện tử đến ngoại hối áp dụng hiện nay. Hợp đồng tương lai hiểu đơn giản là một loại hợp đồng giao dịch, mua/bán hàng hóa ở một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá định trước.

Đến thời điểm giao dịch trong hợp đồng, hành động mua – bán phải được thực hiện đầy đủ, đúng quy tắc với giá đã định bất chấp thời giá ở thời điểm thực hiện giao dịch.

Và khi tham gia giao dịch “hợp đồng tương lai” hay trade future, người dùng sẽ không thật sự sở hữu tài sản mà chỉ sở hữu hợp đồng. Những hợp đồng này không thể sang nhượng, chuyển giao mà chỉ có thể được đóng trước thời hạn.

Thực tế, nếu xét trong các khái niệm có liên quan đến future trading, chúng ta sẽ tìm ra khái niệm về Future Margin. Đây là hình thức người dùng ký quỹ để giao dịch các future contract (hợp đồng tương lai) nhưng không thực sự mua các loại tài sản khác nhà tiền điện tử, cổ phiếu.

Nói cách khác, Future trading là khái niệm bao hàm một phần của Trade Margin.

Trade Future là các giao dịch hợp đồng tương lai được sử dụng phổ biến ở các sàn hiện nay

So sánh một số điểm giống và khác nhau giữa Trade margin và Trade future trên thị trường tiền ảo

Để hiểu rõ hơn về 2 hình thức giao dịch trade margin và trade future, bạn cần phải nắm bắt một số điểm giống và khác nhau giữa các khái niệm này. Dưới đây là những điểm giống và khác nhau giữa trade margin và trade future trong thị trường tiền ảo

Giống nhau

  • Đều là những giao dịch ký quỹ, áp dụng đòn bẩy để tối ưu hóa lợi nhuận của trader
  • Đều có thể kiếm được lợi nhuận 2 chiều, kể cả khi thị trường lên hoặc xuống
  • Vị thế (position) có thể bị thanh lý nếu rủi ro cao

Khác nhau

  • Hệ số đòn bẩy: Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa trade margin và trade future có lẽ chính là hệ số đòn bẩy. Với hình thức trade margin, hệ số đòn bẩy tối đa được sử dụng phổ biến là 10x. Tuy vậy, với Trade Future, hệ số đòn bẩy tối đa có thể lên đến 125x
  • Hình thức thanh toán: Với hình thức thanh toán nạp tiền, margin trader có thể nạp bất kỳ đồng coin nào để bắt đầu giao dịch. Với future trader, người dùng chỉ được phép sử dụng các stablecoin để giao dịch và khi rút ra cũng chỉ có thể rút stablecoin
  • Thị trường: Trade margin hoạt động trên thị trường thực spot nên tính an toàn sẽ cao và ổn định hơn so với trade future.
  • Rủi ro: Việc áp dụng hệ số đòn bẩy cao lên đến 125x khiến trade future trở thành phương thức giao dịch có rủi ro cao hơn so với trade margin
  • Phí giao dịch: Với các nhà đầu tư trade margin, thông thường, các sàn sẽ chỉ áp dụng các phí giao dịch thông thường kèm với lãi suất tùy theo số tiền đã mượn. Tuy vậy, với trade future, funding rate có thể tăng cao tùy theo biến động của thị trường. Do đó, với những ngày thị trường biến động mạnh, các future trader thậm chí phải trả nhiều lần phí funding rate.
Cả 2 hình thức trade margin và trade future đền tiềm ẩn rủi ro rất cao

Lời kết

Như đã nói ở trên, cả 2 hình thức giao dịch trade margin và trade future đều là những phương thức được khá nhiều trader áp dụng hiện nay nhằm tối đa hóa lợi nhuận thu được. Tuy vậy, để giao dịch hiệu quả, sinh lời ổn định, các bạn cần phải nắm rõ những thông tin về 2 hình thức giao dịch này để áp dụng phù hợp tùy theo biến động thị trường.