Kể từ khi làn sóng tiền điện tử tiến vào Việt Nam, rất nhiều những khái niệm trên thị trường tài chính đã hoàn toàn thay đổi. Có thể nói, Crypto hay tiền điện tử đã mang đến cho những nhà đầu tư một cơ hội mới với những trải nghiệm khác biệt. Và nếu bạn vẫn chưa hiểu được khái niệm Crypto là gì, đừng bỏ qua bài viết hướng dẫn tìm hiểu thị trường tiền ảo dưới đây của chúng tôi!
Nội dung chính
Tiền điện tử là gì? Khái niệm cần biết về tiền điện tử
Đầu tiên, có một điều mà những newbie mới bước chân vào tìm hiểu về thị trường tiền điện tử cần xác định rõ: Tiền điện tử là dạng tài sản chỉ tồn tại trên môi trường trực tuyến. Nghĩa là, bằng một cách nào đó, người sở hữu tiền điện tử không thể chạm vào tiền của mình nhưng vẫn có thể sử dụng chúng để mua những loại tài sản khác.
Tiền điện tử là sản phẩm kỹ thuật số được các tổ chức tài chính phát hành. Khác với tiền pháp định sẽ được bảo hộ bởi nhà nước và những cơ quan có thẩm quyền nhằm giữ giá trị đồng tiền, tiền điện tử sẽ được quản lý và đảm bảo giá trị bởi các tổ chức phát hành chúng.
Về mặt bản chất, tiền điện tử là dạng tiền phi tập trung, có tính ngang hàng. Nói cách khác, tiền điện tử mang lại tính tự do trong giao dịch, đồng tiền có thể giao dịch giữa người dùng với nhau và không cần sự can thiệp, quản lý của các chính phủ hay ngân hàng.
Chốt lại, bạn có thể hiểu đơn giản, Crypto, cryptocurrency hay tiền mã hóa là dạng tài sản được sử dụng trong các giao dịch blockchain và có giá trị thực.
Những yếu tố bảo mật tiền điện tử
Với những người tìm hiểu sâu về khái niệm tiền điện tử, chắc chắn các bạn sẽ không xa lạ với thuật ngữ blockchain. Đây là phương thức được sử dụng để bảo mật các giao dịch tiền điện tử cũng như đảm bảo giá trị đồng tiền.
Cụ thể, bạn có thể tưởng tượng, blockchain mà một nhật ký trực tuyến ghi lại chi tiết của các giao dịch, lưu trữ và chia sẻ thông tin này thông qua một mạng lưới nút. Do đó, những hacker hay những kẻ tấn công mạng rất khó để làm giả blockchain.
Ngoài ra, tiền kỹ thuật số còn được các nhà phát hành bảo mật bằng các khóa riêng và khóa công khai kèm với đó là những hệ thống mã hóa khác nhau.
Chỉ những người dùng có khóa riêng thích hợp với khóa công khai sử dụng trong môi trường mã hóa mới có thể nhận được tiền điện tử.
Đồng tiền điện tử nào phổ biến nhất hiện nay?
Kể từ khi Bitcoin – đồng tiền điện tử đầu tiên được phát minh vào năm 2009, tiền kỹ thuật số đã ngày càng trở nên phổ biến hơn và được nhiều tổ chức, quốc gia công nhận tính hợp pháp. Hiện nay, có những đồng tiền điện tử với giá trị cao, được sử dụng phổ biến trong các giao dịch như
- Bitcoin: Đây là đồng tiện điện tử đầu tiên được phát minh ra bởi một người ẩn danh dưới cái tên Satoshi Nakamoto.
- Ethereum: Ethereum là đồng tiền phổ biến thứ 2 chỉ sau Bitcoin nhưng hoạt động tập trung hơn vào quá trình phân cấp dữ liệu chứ không chỉ giá trị đồng tiền.
- Litecoin: Là đồng tiền có nhiều điểm tương tự với Bitcoin. Tuy vậy, với Litecoin, người chơi có thể giao dịch nhanh và rẻ hơn.
Ngoài ra, hiện nay, tại các sàn giao dịch tiền mã hóa, bạn còn có thể tìm thấy khá nhiều sản phẩm tiền điện tử được các tổ chức phát hành như Zcash, Dogecoin, Ripple. Bitcoin SV, …
Đặc điểm của tiền điện tử là gì?
Dưới đây là một số đặc điểm đặc trưng làm nên giá trị của tiền điện tử trên thị trường hiện nay.
Tính phi tập trung
Như đã đề cập ở trên, tiền kỹ thuật số có tính phi tập trung. Cụ thể, tiền điện tử hoạt động và phân phối trên một mạng lưới nhất định với sự tham gia của rất nhiều user thay vì chỉ 1 máy chủ trung tâm.
Ngang hàng
Tất cả các quá trình giao dịch, trao đổi crypto giữa người dùng với nhau đều được thực hiện trực tuyến. Tất cả đều là giao dịch giữa 2 bên mua – bán mà không có sự can thiệp, giám sát từ bên thứ 3.
Số hóa
Crypto là một dạng tài sản được số hóa thông qua các thuật toán, mật mã phức tạp. Do đó, tiền điện tử không tồn tại dưới dạng vật chất hữu hình.
Ẩn danh
Tất cả các cá nhân sử dụng tiền mã hóa đều không cần cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào.
Không bị phụ thuộc
Như đã nói, tiền điện tử chỉ chịu duy nhất sự quản lý tử tổ chức phát hành chúng thay vì chính phủ. Do đó, người dùng có thể chủ động quản lý tài sản mã hóa của mình trong quá trình giao dịch
Giao dịch xuyên biên giới
Như đã biết, tất cả các loại tiền pháp định hiện nay đều chịu sự quản lý của chính phủ và chỉ có thể sử dụng trên một phạm vi, lãnh thổ nhất định. Tuy vậy, với tiền mã hóa, bạn có thể giao dịch trên khắp thế giới miễn là được chấp nhận.
Một số ưu – nhược điểm của tiền kỹ thuật số trong giao dịch ngày nay
Dưới đây là một số ưu – nhược điểm của tiền mã hóa mà người dùng nên cân nhắc trước khi tham gia thị trường crypto
Ưu điểm
- Không chịu sự quản lý của chính phủ và tự do giao dịch toàn cầu
- Chi phí giao dịch thấp so với tiền pháp định
- Tốc độ giao dịch cực nhanh
- Không bị ảnh hưởng bởi lạm phát
- Không thể bị làm giả
Nhược điểm
- Giá trị biến động cao. Do đó, những người có số lượng coin lớn rất dễ thao túng thị trường chung
- Dễ bị tin tặc tấn công gây thất thoát tài sản
Kết luận
Có thể nhìn ra, tiền điện tử hay Crypto là một thị trường giàu tiềm năng, mở ra cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư quốc tế. Với việc giao dịch trên thị trường này, bạn sẽ tìm thấy một luồng gió mới, một thời cơ để đầu tư sinh lời hiệu quả.
Tuy vậy, thực tế mà nói, để tham gia vào thị trường Crypto, người dùng cần phải có những kiến thức và hiểu biết nhất định để đảm bảo tính an toàn, bảo mật. Bởi lẽ, do chỉ mới phát triển trong những năm gần đây, Crypto vẫn còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho người dùng.