NFT hiện đang là chủ đề được quan tâm hàng đầu trên thị trường tiền điện tử và chưa có dấu hiệu ngừng bùng nổ. Theo Reuters, doanh thu của NFT vào năm 2021 đạt 25 tỷ USD. Nhiều chuyên gia dự đoán con số này sẽ tăng lên 147 tỷ đô la vào năm 2026.
NFT 2.0 là phiên bản nâng cấp của NFT 1.0 – giai đoạn đầu phát triển của các mã thông báo không thể thay thế. Theo đó, bản cập nhật mới NFT 2.0 cung cấp nhiều tiện ích hơn so với cơ sở hạ tầng NFT hiện có. Vậy chính xác thì NFT 2.0 là gì, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Nội dung chính
Tìm hiểu chung về NFT
NFT là tài sản kỹ thuật số có thể ở dưới dạng nghệ thuật, âm nhạc, vật phẩm trong trò chơi, video, v.v. Chúng được mua và bán trực tuyến bằng tài sản kỹ thuật số và thường được mã hóa bằng tương tự như nhiều loại tiền điện tử. Nói cách khác, NFT có thể chứng minh quyền sở hữu đối với một loại hàng hóa kỹ thuật số.
NFT sử dụng cùng một công nghệ blockchain giống như tiền điện tử nhưng không được coi là một loại tiền tệ trên thị trường. Từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022, doanh thu của NFT đạt 29 tỷ đô la.
Theo đó, người tạo NFT sẽ phát hành chúng trên mạng blockchain dùng để lưu trữ NFT, đồng thời xác định số lượng NFT mà họ muốn phát hành để bán trên thị trường. Chủ sở hữu mới của NFT sẽ nhận được quyền sở hữu NFT thông qua một hợp đồng thông minh.
Ưu điểm lớn nhất của các mã thông báo không thể thay thế là khả năng sử dụng blockchain để trao đổi hoặc giao dịch tài sản thực. Người mua NFT cũng có thể bán lại NFT để thu lợi nhuận khi họ thấy cần thiết.
NFT 1.0 – Khởi đầu mới đầy tiềm năng
Tính duy nhất của NFT là đặc điểm phân biệt chúng với các tài sản blockchain có thể thay thế được như Ethereum (ETH) hoặc mã thông báo Bitcoin (BTC). Chính bởi điều này, NFT 1.0 đã mở đường cho sự phát triển của nền kinh tế sáng tạo trên blockchain và quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số.
Hiện nay, NFT đã thu hút được nhiều sự chú ý đến từ các nhà đầu tư, các thương hiệu lớn và những người nổi tiếng. Các công ty lớn như Adidas và Budweiser đã cho ra mắt các bộ sưu tập NFT để quảng bá sản phẩm.
Ưu điểm quan trọng nhất của các mã thông báo không thể thay thế được thể hiện rõ ràng trong việc chứng minh quyền sở hữu. Bên cạnh đó, NFT có thể dễ dàng được giao dịch một cách tự do trên thị trường. Hiện nay, nhiều nhà sản xuất trò chơi muốn tận dụng các vật phẩm để tăng cường trải nghiệm chơi trò chơi. Tuy nhiên, các vật phẩm này chỉ bị giới hạn trong trò chơi và người chơi không thể sử dụng chúng ở bất kỳ nơi nào khác. Hơn nữa, người chơi có thể mất khoản đầu tư vào các vật phẩm hoặc đồ sưu tầm khi trò chơi ngừng hoạt động.
Với sự ra đời của NFT, các nhà phát triển trò chơi có thể phát hành các vật phẩm trong trò chơi dưới dạng các mã thông báo không thể thay thế để người chơi có thể giữ trong ví kỹ thuật số. Sau đó, người chơi có thể sử dụng các vật phẩm ở bên ngoài trò chơi hoặc thậm chí bán chúng để kiếm lời. Vì NFT dựa trên hợp đồng thông minh, việc chuyển quyền sở hữu càng trở nên dễ dàng hơn thông qua việc sử dụng hợp đồng thông minh. Việc chuyển quyền sở hữu có thể được hoàn tất khi đáp ứng các điều kiện đã được thỏa thuận giữa người mua và người bán trong hợp đồng thông minh.
Tuy nhiên, NFT 1.0 vẫn chủ yếu dành riêng cho những người yêu thích nghệ thuật và trò chơi. Sự ra đời của blockchain đòi hỏi sự phát triển không chỉ của các ứng dụng thương mại mà còn là một công nghệ mang tính bao quát hơn, từ đó NFT 2.0 đã được ra đời.
Phiên bản NFT 2.0 – Sự đột phá mới lạ
Nhìn chung, NFT 2.0 không hoàn toàn khác so với NFT 1.0. Điểm khác biệt là NFT 2.0 sẽ cho phép chủ sở hữu làm được nhiều tác vụ hơn đối với các tài sản mã hóa, bao gồm cả các vật phẩm trong trò chơi, âm nhạc, đồ sưu tầm kỹ thuật số, vé, phiếu giảm giá và các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số rất được ưa chuộng trong NFT 1.0.
Bên cạnh đó, NFT 2.0 còn cung cấp quyền đồng sở hữu đối với các NFT. Điều này có nghĩa là nhiều người có thể cùng sở hữu một NFT duy nhất theo tỷ lệ phần trăm và bán chúng ra từng phần.
Với công nghệ hợp đồng thông minh, tùy thuộc vào từng loại dữ liệu, NFT 2.0 cho phép người dùng sửa đổi tài sản mã hóa của họ từ trạng thái hiện tại để phù hợp với nhu cầu hoặc mục đích mới hơn. Điều này thực sự hữu ích khi chuyển tài sản qua các ứng dụng phi tập trung khác nhau như GameFi.
NFT 2.0 còn có khả năng nâng cao trải nghiệm người dùng dựa trên thuật toán trong tài sản kỹ thuật số. Theo đó, mọi người có thể chọn NFT phù hợp với nhu cầu sử dụng của họ. Hơn nữa, AI có thể cá nhân hóa giúp người dùng có thể lựa chọn được các NFT đúng theo sở thích.
NFT 2.0 còn được nhiều người đặc biệt yêu thích bởi khả năng tùy chỉnh nội dung hoặc tạo nội dung mới. Đối với NFT 1.0, các tài sản kỹ thuật số duy nhất chỉ được mua và bán trên các sàn giao dịch. Tuy nhiên, với NFT 2.0, thuộc tính này cho phép các nhà sưu tập có thể tạo ra các NFT mới bằng cách nhúng các tài sản kỹ thuật số vào bên trong. Do đó, một NFT có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau, ví dụ như một loại tiền tệ.
NFT Interlinking là một trong những tính năng rất được quan tâm trong NFT 2.0 đối với khái niệm quyền sở hữu. Điều này có nghĩa là một NFT có thể được liên kết với các NFT khác, giữ các mã thông báo ‘có thể thay thế’ và thậm chí được liên kết với nhiều tập dữ liệu.
Bên cạnh đó, khả năng nâng cấp cho phép các NFT được sửa đổi trong tương lai bằng cách bổ sung các dữ liệu mới, nâng cấp tác phẩm nghệ thuật mà nó được liên kết, v.v.
Sự phát triển mạnh mẽ của NFT trên thị trường
Kể từ khi NFT chính thức được công bố ra thế giới tại DEVCON vào tháng 10 năm 2015, lĩnh vực này đã tăng trưởng theo cấp số nhân. Số lượng người chơi trò chơi điện tử đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây và theo công ty nghiên cứu thị trường Newzoo, ngành công nghiệp trò chơi điện tử sẽ tạo ra tới 175 tỷ đô la vào năm 2022 đưa nó trở thành một trong những ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Hiện nay, Twitter đang phát triển một hệ thống xác minh mới cho ảnh hồ sơ. Người dùng chỉ cần kết nối ví của họ và cung cấp bằng chứng về quyền sở hữu NFT. Những điều này cho thất NFT đang trở nên cực kỳ phổ biến trong thế giới kỹ thuật số mà chúng ta đang sống ngày nay.
Tóm lại, các tính năng mới được bổ sung trong NFT 2.0 làm cho NFT thông minh hơn, phản ứng nhanh hơn và thích ứng hơn với nhiều thị trường. Với các hợp đồng thông minh, sự can thiệp của con người đằng sau việc mua và bán được giảm đáng kể, do đó làm tăng thêm tính chất phi tập trung của hệ sinh thái blockchain. Đừng quên theo dõi thêm nhiều bài viết hữu ích khác tại VB Capital nhé!