Olympus DAO là một trong những dự án mang tính cách mạng với mục tiêu nhắm đến việc tạo nên một hệ thống tiền tệ toàn cầu dành cho tiền điện tử. Vậy thực tế Olympus DAO có bản chất như thế nào? Liệu tiềm năng của dự án này có đáng để các nhà đầu tư cân nhắc? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Đôi nét về dự án Olympus DAO
Đầu tiên, để đi vào tìm hiểu các tính chất cốt lỗi của Olympus DAO cũng như tính ứng dụng của dự án này, chúng ta cần nắm một số khái niệm cơ bản như sau.
Olympus là gì
Về cơ bản, Olympus là một dự án DeFI được thiết kế và xây dựng nhằm tạo nên hoặc ít nhất là đặt nền móng cho một loại tài sản toàn cầu và được hỗ trợ hoàn toàn bởi tiền điện tử. Rõ ràng, tham vọng của Olympus về việc thống nhất thị trường tiền điện tử là rất lớn.
Mục tiêu hiện hữu trước mắt của dự án chính là xây dựng một hệ thống tiền tệ được kiểm soát bằng các chính sách cụ thể. Để hiểu rõ hơn về hình thức và mục đích của Olympus trong dự án này, hãy cùng nhìn vào cách thức hoạt động của những Stablecoin như USDT, USDC trên thị trường hiện nay.
Nếu đã từng tìm hiểu về khái niệm Stablecoin, chắc chắn bạn sẽ biết rằng, những đồng như USDT hay USDC đều có sự hậu thuẫn từ đồng USD. Theo các thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, vốn hóa của các đồng Stablecoin rơi vào khoảng 174 tỷ USD. Tuy vậy, có 1 vấn đề mà chắc chắn đồng tiền stablecoin nào cũng đang gặp phải, chính là việc chính phủ Mỹ đang là người đứng sau việc bình ổn giá đồng USD. Và mỗi khi USD có những biến chuyển, USDT hay USDC cũng có những ảnh hưởng cụ thể.
Do đó, Olympus đang hướng đến việc tạo ra hệ thống tiền tệ toàn cầu với sự hậu thuẫn từ Crypto nhưng thoát ly hoàn toàn khỏi những ảnh hưởng của USD hay EUR.
Olympus DAO hoạt động như thế nào?
Là một dự án đứng ở vai trò của kho lưu trữ, tất nhiên Olympus cũng cần phải thu hút thanh khoản từ cộng đồng người dùng, tương tự như rất nhiều giao thức khác. Tuy vậy, cách làm của dự án này có đôi nét khác biệt.
Cụ thể, Olympus sẽ thu hút người dùng cung cấp thanh khoản cho dự án thông qua việc yêu cầu chính người dùng của mình, bán, gửi hoặc thế chấp tiền điện tử mà họ sở hữu để nhận về token gốc của dự án (trong trường hợp này là OHM).
Khi này, chính Olympus sẽ là người sở hữu lượng tiền điện tử được bơm vào, nhờ đó, thanh khoản cũng sẽ trở nên ổn định hơn. Tính đến thời điểm hiện tại, theo các cập nhật gần nhất, dự án Olympus đang nắm khoảng 99.5% thanh khoản trên giao thức của mình.
Và khi giá trị của OHM (token gốc của Olympus DAO) tăng, giao thức, một cách tự động, sẽ đúc thêm OHM để tăng nguồn cung, nhờ đó kéo giá của nó giảm xuống. Trong trường hợp ngược lại, khi giá của OHM giảm xuống, giao thức sẽ tự động đốt token này khỏi nguồn cung và tạo ra sự khan hiếm, nhờ đó, giá OHM sẽ được tăng lên. Nhờ cách này, giá trị của OHM luôn được giữ ở mức ổn định mà không bị neo với USD như các Stablecoin khác.
Cấu trúc của Olympus DAO
Olympus được cấu trúc bao gồm 4 thành phần chính với các chức năng sau:
- Kho bạc: Kho bạc được quản lý bằng giao thức OMT (Protocol Managed Treasury) có nhiệm vụ nhận lợi nhuận từ việc bán trái phiếu và phân phối đến Staker
- Thanh khoản sở hữu bởi giao thức
- Cơ chế Bond: Cơ chế cho phép giao thức tích lũy thanh khoản của chính mình
- Phần thưởng từ Staking
Các chính sách tiền tệ được áp dụng
Hiện tại, Olympus DAO đang sử dụng 2 cơ chế chính là Staking và Bonding để thực thi các mục tiêu chính sách tiền tệ của mình. Dưới đây là thông tin chi tiết
Staking
Staking là quá trình mà giao thức Olympus DAO phát hành token OHM. Hiện tại, có hơn 84% OHM đang được đem đi stake. Sau khi Stake, người dùng sở hữu OHN sẽ nhận về sOHM và phần thưởng sẽ được trả theo chu kỳ 8h.
Điều này đồng nghĩa với việc, Olympus sẽ có APY khá cao với ước tính hiện tại lên đến 1610%. Trên thực tế, mỗi OHM chỉ cần tốn 1 USD để hỗ trợ trong khi mỗi Token OHM hiện nay đang lưu hành có nhiều hơn thế. Nhờ đó, giao thức có thể sử dụng tài sản dư thừa để phát hành thêm nhiều token hơn và tăng lãi suất cho các nhà sản xuất.
Bonding
Hiểu một cách đơn giản, Bonding là quá trình người dùng bán cho OHM một loại tài sản bất kỳ để nhận lại OHM. Đó có thể là những trái phiếu cho các token OHM – DAI, OHM – FRAX LP, hoặc thậm chí là các Stablecoin.
Khi này, kho bạc sẽ mua lại từ người dùng các tài sản này với giá không rủi ro với mức chiết khấu sau 5 ngày.
Tổng quan về đồng OHM
OHM được biết đến là đồng Token gốc của dự án Olympus DAO. Dưới đây là một số thông tin cụ thể về OHM
Thông tin cơ bản
- Tên: Olympus DAO
- Ticker: OHM
- Mạng: Ethereum
- Chuẩn Token: ERC – 20
- Nguồn cung tối đa: 10,517,253 tỷ Token
Sàn giao dịch
Hiện tại, người dùng có thể giao dịch, mua và sở hữu các token OHM tại các sàn DEX danh tiếng trên thị trường như UniSwap hay ShusiSwap.
Lưu Trữ
Bên cạnh đó, để lưu trữ OHM, bạn có thể sử dụng các ví điện tử chuyên dụng hỗ trợ các giao thức ERC- 20 như MetaMask và MyEtherWallet.
OHM có phải là 1 Stablecoin?
Trên thực tế, dù giá khá ổn định nhưng OHM hoàn toàn không phải là 1 Stablecoin. OHM hướng đến mục tiêu trở thành một loại tiền điện tử phi tập trung được hỗ trợ bởi các tài sản phi tập trung. Với việc áp dụng thuật toán tự động, OHM tạo ra một giá trị tự do thả nổi, sẵn sàng cho người dùng dựa vào.
Kết luận
Nhìn chung, với định hướng trở thành xây dựng một tài sản toàn cầu với sự hỗ trợ từ tiền điện tử, Olympus DAO đang đi đúng hướng để tạo ra những ảnh hưởng cần thiết. Bên cạnh đó, với ý tưởng độc đáo cùng những kết quả thu về trong thời gian hoạt động đã qua, rõ ràng, tương lai của dự án này sẽ còn rất dài để phát triển hơn trong tương lai.