5 kiểu lừa đảo tiền điện tử phổ biến nhất hiện nay

Đầu tư tiền điện tử hiện đang là một trong những xu hướng được quan tâm nhất trong lĩnh vực tài chính hiện nay. Nhiều nhà đầu tư đã có kế hoạch mua các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin, Ethereum và Dogecoin thông qua các sàn giao dịch tiền điện tử với hy vọng có thể bán lại để thu lợi nhuận.

Tuy nhiên, tiền điện tử được đánh giá là một phương thức đầu tư mang tính đầu cơ cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là trong bối cảnh những vụ việc lừa đảo tài sản kỹ thuật số liên tục tiếp diễn. Trong bài viết dưới đây, VB-Capital sẽ cung cấp chi tiết về các kiểu lừa đảo tiền điện tử phổ biến hiện nay giúp bạn đọc có thể đầu tư tài sản kỹ thuật số một cách an toàn nhất!

Mô hình Ponzi

Mô hình Ponzi là một kiểu lừa đảo hoạt động dựa trên nguyên tắc tiền của người đến sau sẽ được dùng để trả cho người đến trước. Theo đó, những kẻ lừa đảo sẽ cố gắng thuyết phục bạn mời thêm nhiều người khác cùng đầu tư tiền vào các dự án ảo.

Lừa đảo tiền điện tử trở nên phổ biến khi thị trường tài sản kỹ thuật số ngày càng phát triển 
Lừa đảo tiền điện tử trở nên phổ biến khi thị trường tài sản kỹ thuật số ngày càng phát triển

Đầu tiên, họ sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư bằng cách đưa ra hình ảnh hoặc trích dẫn lời của những người nổi tiếng (đây đều là những thông tin giả mạo). Sau đó, những kẻ lừa đảo sẽ tiếp tục thuyết phục đầu tư bằng cách đưa ra những lời hứa hẹn về việc sẽ nhận được lợi nhuận cao hơn, và tiền sẽ về ngay tài khoản khi bạn tiến hành thanh toán bằng bitcoin vào tài khoản giả của chúng.

Ứng dụng/Trang web giả mạo và lừa đảo trên mạng xã hội

Những kẻ lừa đảo rất biết cách tận dụng mạng xã hội, ứng dụng và trang web để thu hút những người mới bắt đầu tiếp xúc với tiền điện tử và chưa có kinh nghiệm. Từ năm 1991 đến năm 2021, hơn 250 triệu ứng dụng di động đã được tải xuống và khoảng 1,88 tỷ trang web đã được tạo mới. Rõ ràng đây chính là cách để những tên lừa đảo có thể mở rộng mạng lưới, thu hút thêm nhiều nạn nhân đến với các dự án tiền điện tử ảo

Theo nhiều chuyên gia, những tin tặc thường sẽ tạo hồ sơ giả trên Facebook, Instagram hoặc Twitter để lấy cắp thông tin. Sau đó, họ sẽ tiến hành chạy quảng cáo với mục đích lôi kéo nạn nhân chuyển tiền điện tử đến các tài khoản ảo.

Lừa đảo tiền điện tử thu về số tiền lớn trong năm qua
Lừa đảo tiền điện tử thu về số tiền lớn trong năm qua

Rug pull (kéo thảm)

Theo Chainalysis, các nhà đầu tư tiền điện tử đã mất hơn 2,8 tỷ đô la trong những vụ lừa đảo “kéo thảm” tiền điện tử vào năm 2021. Theo đó, Rug pull là một kiểu lừa đảo tiền điện tử chỉ những người bỏ trốn khỏi dự án sau khi đã nhận tiền từ các nhà đầu tư.

Kiểu lừa đảo này chiếm 37% trong tổng số hơn 7,7 tỷ đô la tổng doanh thu bất hợp pháp từ các trò gian lận tiền điện tử trong năm. Rug pull thường xảy ra trong DeFi – lĩnh vực tài chính phi tập trung sử dụng công nghệ blockchain để tiến hành các giao dịch và dịch vụ tài chính mà không bị ràng buộc bởi bên thứ ba.

DeFi đã có sự tăng trưởng vượt bậc với tổng vốn hóa thị trường là hơn 146 tỷ USD, bởi vậy DeFi được coi là một trong những tầm ngắm hấp dẫn của những kẻ lừa đảo. Đặc điểm chung trong những vụ rug pull là các những kẻ lừa đảo sẽ tạo ra các mã thông báo tiền điện tử mới, sau đó tiến hành đẩy giá của các mã thông báo đó lên đến đỉnh điểm và rút tiền.

Đầu tư tiền điện tử càng thêm rủi ro với những chiêu trò lừa đảo 
Đầu tư tiền điện tử càng thêm rủi ro với những chiêu trò lừa đảo

Lừa đảo hoán đổi SIM

Kiểu lừa đảo hoán đổi SIM, còn được gọi là SIM Hijacking / SIM Jacking Scams, sẽ được tin tặc sử dụng để truy cập vào ví tiền điện tử hoặc tài khoản của người dùng.

Thông qua các trang mạng xã hội như Facebook và Instagram, những tên lừa đảo có thể thu thập được tất cả thông tin cá nhân của người dùng như email, địa chỉ nhà và số điện thoại. Sau đó, họ sẽ gọi và giả vờ nói rằng số điện thoại này chưa được liên kết với tài khoản, và người dùng phải cung cấp toàn bộ những thông tin gửi về SIM để có thể được hỗ trợ kịp thời.

Mục đích của những tên lừa đảo này là chuyển số của bạn sang thẻ SIM khác (SIM thuộc về những kẻ lừa đảo đó). Sau đó, chúng sẽ đổi mật khẩu và có quyền truy cập vào ví tiền điện tử hoặc tài khoản của bạn.

Đề nghị đầu tư hộ

Với hình thức này, những kẻ lừa đảo sẽ giả mạo thành người có kinh nghiệm hoặc nhà đầu tư bitcoin nổi tiếng với lời hứa sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư nhỏ không có nhiều vốn vẫn có thể thu lại lợi nhuận cao.

Theo đó, nếu bạn gửi tiền điện tử và kéo thêm nhiều người tham gia vào hội, họ sẽ gom toàn bộ số tiền đó để đầu tư theo chiến lược, và số tiền đó sẽ sinh ra lợi nhuận lớn hơn bất kỳ các phương thức đầu tư khác.

Lưu ý với những kiểu lừa đảo tiền điện tử 
Lưu ý với những kiểu lừa đảo tiền điện tử

Trên thực tế, tất cả các khoản tiền đó đều đi thẳng vào ví của kẻ lừa đảo. Theo FTC , những kẻ lừa đảo giả dạng Elon Musk đã lừa gạt các nhà đầu tư hơn 2 triệu đô la tiền điện tử trong sáu tháng.

Vào năm 2021, hai anh em đến từ Nam Phi đã lừa được các nhà đầu tư 3,6 tỷ đô la từ một nền tảng đầu tư tiền điện tử. Vào tháng 2 năm 2022, FBI thông báo đã bắt giữ một cặp vợ chồng sử dụng nền tảng tiền điện tử giả để lừa các nhà đầu tư khác 3,6 tỷ đô la.

Kể từ đầu năm 2021, có hơn 46.000 người đã mất hơn 1 tỷ đô la tiền điện tử trong các vụ lừa đảo. Các loại tiền điện tử bị lừa đảo chủ yếu là Bitcoin (70%), Tether (10%) và Ether (9%).

Trong bối cảnh thị trường tiền điện tử ngày càng phát triển, chắc chắn sẽ có thêm nhiều những vụ lừa đảo khác diễn ra gây ra lo lắng và bất an cho các nhà đầu tư. Bởi vậy, việc trang bị kiến thức thật tốt về tiền điện tử và các cách thức lừa đảo sẽ giúp bạn có sự cảnh giác cao nhất đối với các chiêu trò vô cùng tinh vi đến từ tin tặc.