Helium là một trong những hình thức mạng không dây mới được thiết kế nhằm tạo ra một giải pháp Internet bảo mật, an toàn hơn so với Internet truyền thống. Vậy liệu Helium có phải là một dự án tiềm năng? Cùng tìm lời giải qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Tổng quan về Helium
Để có thể đánh giá chính xác tiềm năng và mức độ ảnh hưởng của dự án Helium, đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu một số thông tin liên quan đến dự án này.
Helium là gì?
Kể từ khi chính thức được giới thiệu đến nay, Helium được biết đến là một mạng không dây phi tập trung (Decentralized Wireless Network) dành cho các thiết bị IoT. Có thể nói, đây là một trong những dự án tận dụng tốt nhất hệ quả từ thế hệ web 3.0 hiện nay. Và theo những công bố, Helium Network đang hướng đến việc tạo ra một kết nối mạng Internet dành cho các thiết bị không dây trên toàn cầu.
Đối với Internet truyền thống, những thiết bị không dây như điện thoại, máy tính bảng, … có thể kết nối Internet từ bất kỳ đâu thông qua Wifi. Mạng Internet sẽ được cung cấp từ những đơn vị như kiểu Viettel, FPT, … hay nói chung là những đơn vị Internet Service Provider (ISP).
Đối với Helium, mạng Internet vẫn sẽ được cung cấp theo hình thức tương tự nhưng nó sẽ không phải chịu sự quản lý của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào như mạng Internet truyền thống (trong ví dụ trên là Viettel và FPT).
Khi tham gia vào cộng đồng người dùng Helium, các user sẽ được khuyến khích để tạo nên những Hotspot (điểm phát sóng) và trở thành các node. Trong quá tình này, người dùng cũng sẽ được khai thác token HNT (Đồng coin gốc của dự án Helium) nhằm xây dựng và bảo mật mạng lưới Internet. Và trong khi khai thác HNT, bạn cũng sẽ đồng thời cung cấp kết nối với những thiết bị lân cận.
Trong mạng lưới của Helium, những thiết bị không dây dạng plug and play sẽ đóng vai trò như Hotspot. Những thiết bị này sẽ được hỗ trợ bởi Helium LongFi cho phép cung cấp kết nối xa hơn 200 lần so với Wireless thông thường.
Các thành phần cấu trúc Helium
Để có thể tạo thành một mạng Helium hoàn chỉnh, cần có các yếu tố chính dưới đây:
- Proof of Coverage: Đây là thuật toán được dự án Helium sử dụng nhằm giám sát hoạt động của các Hostspot trong mạng và đảm bảo họ thực hiện đúng cam kết với dự án.
- Proof of Location: Đây là thuật toán giúp Helium có thể định vị vị trí địa lý của thiết bị mà không yêu cầu phần cứng định vị vệ tinh. Các thiết bị này có thể phát đi trạng thái cũng như xác minh vị trí của mình theo thời gian thực. Tất cả dữ liệu này đều sẽ được ghi lại vĩnh viễn trên blockchain của Helium.
- Cơ chế đồng thuận: Giao thức dòng thuận được dự án Helium sử dụng để quản trị quá trình hoạt động của toàn bộ mạng lưới
- WHIP: Đây là một giao thức mạng không dây mã nguồn mở đủ tiêu chuẩn được xây dựng cho các thiết bị có mức tiêu thụ điện thấp trên các khu vực lớn
- Hell DWN: Mạng không dây phi tập trung Helium cung cấp khả năng truy cập Internet không dây cho các thiết bị bằng những công cụ khai thác độc lập.
Tổng quan về HNT
HNT hay Helium Token là token gốc của dự án mạng không dây Helium được phát hành vào tháng 7 năm 2019 trên blockchain Genesis. Dưới đây là một số thông tin cụ thể về HNT
Thông tin cơ bản
- Ký hiệu: HNT.
- Mạng lưới: Helium.
- Total Supply: 223,000,000 HNT.
- Tổng cung đang lưu hành: 100,539,361 HNT.
Giao dịch
Với sự phát triển rất nhanh cùng những tiềm năng nội tại mà dự án Helium sẵn có, tất nhiên HNT (token gốc của dự án Helium) cũng nhận về sự quan tâm rất lớn. Hiện tại, để giao dịch, mua bán HNT, người dùng có thể tìm kiếm trên các sàn DEX như Serum DEX hoặc một số sàn CEX như Binance, FTX, Gate.io, …
Lưu trữ
Khi sở hữu và có nhu cầu lưu trữ HNT, người dùng có thể lựa chọn 1 trong 3 cách sau:
- Lưu trữ trên ví nóng do các sàn giao dịch cung cấp
- Lưu trữ trên các ví điện tử chuyên dụng như metamask, trust wallet
- Lưu trữ trên các ví lạnh phần cứng được bán trên thị trường như Ledger, Trezor, …
Liệu Helium có phải là một dự án tiềm năng để đầu tư?
Khi cân nhắc về tiềm năng cũng như sự phát triển của dự án Helium, chúng ta cần cân nhắc 2 yếu tố chính dưới đây:
- Với hầu hết những công ty truyền thống hoạt động trong lĩnh vực mạng internet nói riêng và viễn thông nói chung, giá dữ liệu hàng năm thường xuyên tăng bất chấp lượng người dùng có tăng hay không. Tuy vậy, với việc áp dụng mô hình phi tập trung, Helium cung cấp một dịch vụ với nhiều Hotspot và cho chi phí rẻ hơn đáng kể
- Helium có thể đảm bảo tất cả các thông tin trên blockchain đều được mã hóa end to end. Điều này giúp chắc chắn rằng, dữ liệu người dùng không thể bị đánh cắp. Nói cách khác, bạn không cần các giải pháp bảo mật kiểu VPN để duyệt web khi sử dụng Helium.
Theo các thống kê, tính đến cuối tháng 7 năm 2021, Helium đã có được cho mình một mạng lưới toàn cầu với hơn 88.000 Hotspot ở hơn 8000 thành phố. Gần đây, mạng không dây Helium cũng đã được nâng cấp lên mạng không dây Helium sử dụng giao thức 5G.
Dựa trên lộ trình tương lai, Helium còn hướng đến việc xây dựng một thế hệ mạng không dây tiếp theo với tiềm năng có thể kết nối hàng tỷ thiết bị tương thích trên toàn cầu, mở rộng quy mô của mạng lưới.
Kết luận
Thực tế, có thể thấy, Helium là một ý tưởng đầy tính khả thi để kết hợp giữa dịch vụ viễn thông với công nghệ blockchain. Hơn thế, chính bản thân Helium cũng đã trở thành một trong những dự án tiềm năng nhất, được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm với lộ trình cùng phương án phát triển rõ ràng.
Chúng ta hoàn toàn có quyền mong chờ về sự phát triển mạnh mẽ hơn của Helium trong tương lai để mang lại một giải pháp hoàn toàn mới cho người dùng.