Có thể nói DeFi 2.0 là một bước tiến mới, một bước tiến mang tính cách mạng đã thay đổi toàn bộ những khái niệm của thị trường Crypto trong năm 2022. Không chỉ vậy, những sự thay đổi mà DeFi 2.0 mang đến đã và đang ngày càng trở nên hiệu quả hơn một cách rõ rệt. Vậy DeFi 2.0 là gì? Liệu có phải là xu hướng mới trong năm 2022 này? Cùng đi tìm lời giải với bài viết dưới đây!
Nội dung chính
Tổng quan về thị trường DeFi trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây, thị trường Crypto thế giới đã có những chuyển biến rõ rệt với sự xuất hiện của của khái niệm “tài chính phi tập trung” hay DeFi. Tuy nhiên, dành cho những ai chưa biết thì DeFi chỉ mới được định hình trong khoảng từ 2 năm trở lại đây.
Theo các thống kê, vào đầu năm 2019, TVL của tổng thị trường DeFi chỉ có giá trị vào khoảng 270 triệu USD. Tuy vậy, ngay sau đó, mọi thứ đã thay đổi và DeFi được đón nhận nhiều hơn và tạo nên cơn sốt trên toàn thị trường với sự xuất hiện của Compound – một giao thức hoạt động trên mạng ETH tập trung vào lĩnh vực tài chính phi tập trung.
Trong thời gian qua, rất nhiều dự án đã ra đời và thuật ngữ DeFi 2.0 cũng ngày càng phổ biến hơn trong giới đầu tư. Nếu như bạn đã từng sử dụng các tính năng của DeFi 1.0 như giao dịch trên sàn, cho vay, khai thác thanh khoản hay giao thức tạo lập thị trường tự động (AMM) thì chắc chắn DeFi 2.0 sẽ là bước tiến tuyệt vời.
DeFi 2.0 là gì?
Để có cái nhìn tổng quan và rõ ràng nhất về DeFi 2.0, đầu tiên, các bạn cần phải hiểu một số yếu tố làm nên DeFi 1.0. Nói một cách dễ hiểu, DeFi 1.0 là cơ sở hạ tầng phục vụ lĩnh vực tài chính phi tập trung để tạo nên hệ sinh thái DeFi bao gồm các thành phần tiêu biểu:
- Các Dapp (Ứng dụng phi tập trung) và các sàn giao dịch phi tập trung DEX
- Các giao thức cho vay tiền điện tử
- Các ứng dụng pool thanh khoản
- Các loại tài sản tổng hợp
- Các hợp đồng bảo hiểm
Dựa theo định nghĩa như trên, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản thì DeFi 2.0 là thế hệ thứ 2 của DeFi với sự phát triển những ứng dụng mới dựa trên nền tảng mà các ứng dụng cũ từ thế hệ 1.0 mang lại. Giá trị cốt lõi của DeFi 2.0 được khẳng định là khả năng bổ sung tính thanh khoản vào các lớp cơ sở hạ tầng, đồng thời hỗ trợ cho sự phát triển của hệ thống trong tương lai.
Những vấn đề mà DeFi 2.0 có thể giải quyết
Như đã biết, hầu hết các dự án DeFi 1.0 đều mở ra các pool thanh khoản để người dùng của mình có thể bổ sung tính thanh khoản cho các dự án. Tuy vậy, theo thời gian, những nhà cung cấp thanh khoản cũng sẽ dần rút vốn để xây dựng các dự án khác. Đó cũng là khi, vấn đề về tính thiếu hụt thanh khoản của DeFi 1.0 được đặt ra. Cụ thể, vấn đề cần giải quyết chính là làm sao để thu hút thanh khoản bền vững cho các dự án hoạt động.
Để giải quyết vấn đề này, trên thực tế, DeFi 1.0 cũng đã hiện thực hoá đi kèm khá nhiều các chương trình như staking hoặc các hình thức farming khác nhằm thu hút các nhà cung cấp thanh khoản. Tuy vậy, rõ ràng, khi các hoạt động này chấm dứt, số vốn cùng các nhà cung cấp thanh khoản sẽ dần hao hụt.
Và DeFi 2.0 đã ra đời để giải quyết các vấn đề liên quan đến tính thanh khoản cũng như bổ sung nguồn vốn cho các dự án. Ngoài ra, DeFi 2.0 còn được đánh giá là một trong những giải pháp hữu ích giải quyết vấn đề vay và cho vay tiền kỹ thuật số trong thời đại hiện nay.
Một số dự án DeFi 2.0 nổi bật
Nếu để kể tên một số dự án DeFi 2.0 nổi bật, chắc chắn không thể bỏ qua những cái tên như Olympus DAO, Convex Finance và Abracadabra. Với nguồn đầu tư lớn cùng hệ thống hiện đại, 3 nền tảng này nhanh chóng có được lượng TVL tăng đột biến chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của DeFi 2.0.
Theo các thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, TVL của Convex Finance đã đạt mức 5.24 tỷ USD để trở thành một trong những nền tảng Yield Farming hàng đầu trên thị trường tài chính. 2 dự án còn lại là Abracadabra và Olympus DAO lần lượt cũng có những tăng trưởng đáng kể với mức 351 triệu USD và 668 triệu USD trong 30 ngày.
Đây là những bằng chứng cho thấy tiềm năng của giao thức DeFi 2.0 và tiềm năng phát triển của các dự án này trong tương lai.
Dự đoán sự phát triển của DeFi 2.0
Nhìn chung, dù đã phát triển trong hơn 1 thập kỷ qua nhưng rõ ràng, thị trường Crypto còn khá mới với rất nhiều những thiếu sót, lỗ hổng cần khắc phục. Do đó, với sự xuất hiện của DeFi 2.0 và các thế hệ DeFi sau này, dần dần theo thời gian những giải pháp sẽ ra đời nhằm giải quyết các vấn đề chung của thị trường Crypto.
Và với DeFi 2.0 nói riêng, chắc chắn các dự án này cũng cần phải khắc phục những vấn đề còn tồn đọng để có thể khai thác những tiềm năng nội tại trong tương lai.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên, các nhà đầu tư đã có cái nhìn tổng quan về DeFi 2.0 cùng những tác động của DeFi 2.0 với nền kinh tế tài chính Crypto thời buổi hiện nay. Theo những dự báo, chắc chắn DeFi 2.0 trong tương lai sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn với sự xuất hiện của các dự án cực kỳ tiềm năng đang chờ ra mắt.