Fantom hay FTM có thể nói là một trong những dự án Crypto thành công nhất tính đến thời điểm hiện nay với rất nhiều tiềm năng được hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Hơn cả vậy, hệ sinh thái Fantom và token FTM cũng là dự án rất được người dùng quan tâm. Cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về hệ sinh thái này qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Tổng quan về dự án Fantom (FTM)
Fantom hay FTM được biết đến rộng rãi trên thị trường tiền điện từ trong vai trò của một mạng lưới tự trị phi tập trung, một nơi mang lại quyền bình đẳng dành cho mọi người và ai cũng có thể sử dụng.
Hiểu một cách đơn giản, Fantom hiện đang được thiết kế dựa trên công nghệ số cái phân tán để xây dựng các Daaps và giải quyết một số vấn đề chung của blockchain hiện nay. Các smart contract của hệ sinh thái Fantom hoạt động dựa trên các Directed Acrylic Graph – điều mà bạn có thể tìm thấy ở một số dự án như IOTA, Nano, Byteball, …
Không chỉ vậy, với định hướng nhằm phát triển và mang lại cuộc cách mạng lớn cho những lĩnh vực đời sống như y tế, hậu cần, điện tử viễn thông, …Fantom đã áp dụng giao thức thế hệ mới mang tên Lachesis nhằm đẩy nhanh tốc độ giao dịch. Theo các số liệu được cập nhật mới nhất, Fantom có thể xử lý tổng cộng 300.000 giao dịch/giây.
Ngoài ra, Fantom còn hướng đến việc trở thành một trong những nền tảng đầu tiên áp dụng cơ chế thanh toán độc lập với các mục tiêu tập trung như giảm chi phí, tối ưu tốc độ giao dịch, tăng tính minh bạch, định hình sản phẩm, …
Một số giải pháp hữu ích từ Fantom
Nhằm mang đến những thay đổi mang tính cách mạng cho mọi lĩnh vực trong đời sống, Fantom đã nỗ lực tối ưu hóa một số vấn đề bao gồm:
- Ổn định blockchain
- Phát triển các tính năng mở rộng
- Tăng cường độ bảo mật
- Tối ưu cơ chế phân quyền và tốc độ xử lý giao dịch
- Tăng tính phi tập trung
- Tối ưu phí giao dịch
- Cải thiện khả năng triển khai Dapp trên mạng Ethereum
Các thành phần của dự án Fantom
Hiện tại, dự án Fantom là tập hợp của 5 thành phần chính dưới đây
Chuỗi Opera
Chuỗi Opera là một phần không thể thay thế của dự án Fantom với chức xử lý các sự kiện không đồng bộ và cũng không có quyền sửa đổi các giao dịch đã được xác thực. Nhờ đó, Dapp được triển khai với phí giao dịch thấp cùng tốc độ xử lý nhanh hơn hẳn.
Giao thức Lachesis
Giao thức Lachesis hay giao thức đồng thuận Lachesis là cơ chế tiên tiến nhất được dự án Fantom áp dụng hiện nay. Được biệt, Lachesis là phần mềm mã nguồn mở cho phép các nhà phát triển thoải mái xây dựng các ứng dụng P2P.
Với kỹ thuật State Machine Replication, hiện tại, Lachesis có thể đồng bộ hoạt động của nhiều máy tính khác nhau một cách chuẩn xác. Nhờ đó, hiện nay, các giao dịch đều được xác nhận bởi DAG và có phần tiên tiến hơn so với các blockchain truyền thống. Điều này là một trong các giải pháp của Fantom nhằm giúp nền tảng này có thể đáp ứng nhu cầu xử lý khối lượng giao dịch lớn.
Story Data
Dựa trên các Smart Contract, mỗi giao dịch đều có thể được Fantom lưu trữ một đoạn data để có thể truy xuất phục vụ cho mục đích theo dõi, giám sát cũng như quản lý chuỗi cung ứng
Story Root
Đây là giá trị dùng để hỗ trợ cho Story Data trong quá trình theo dõi, truy xuất thông tin từ các giao dịch trước đó hoặc các dữ liệu liên quan đến nguồn gốc giao dịch.
Ngôn ngữ Smart Contract
Hiện tại, ngôn ngữ mà Fantom đang áp dụng có khả năng thực hiện các Smart Contract ngay trên máy ảo của Fantom. Có thể nói, tuy không được đánh giá cao từ đầu, nhưng rõ ràng, hiệu quả của ngôn ngữ này tác động lên khả năng vận hành của Fantom đang là rất tốt.
Một số thông tin tổng quan về FTM Coin
Được biết, sau một thời gian hoạt động, dự án Fantom đã phát hành token riêng của mình dưới tên gọi FTM Coin. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến FTM Coin để các nhà đầu tư có thể tham khảo và đánh giá
Thông tin cơ bản
- Tên: Fantom Token
- Ký hiệu: FTM
- Chuỗi khối: Fantom
- Contract: địa chỉ 0x4e15361fd6b4bb609fa63c81a2be19d873717870
- Loại token: Utility
- Tổng token phát hành: 3.175.000.000 FTM
Tỷ lệ phân bổ Token
Với tổng nguồn cung khá lớn, hiện tại, Token FTM được phân bổ theo tỷ lệ như sau:
- Token Sale: 40%
- Phát triển thị trường: 30%
- Advisors/ contributors: 30%
- Đội ngũ Fantom và Founder: 15%
Có thể giao dịch Fantom ở đâu?
Với tiềm năng rất lớn của mình, có thể nói, FTM Coin của dự án Fantom là một trong những Token nhận được sự quan tâm của đông đảo trader trên toàn thế giới. Do đó, hiện tại, FTM Coin cũng đã được nhiều sàn giao dịch hỗ trợ trên nền tảng của mình.
Cụ thể hơn, hiện tại, các nhà đầu tư đã có thể tiến hành giao dịch, mua bán FTM coin tại các sàn như Binance, HitBTC, FTX, KuCoin, Gate.io, CoinEx, …
Kết luận
Trên đây là một số thông tin tổng quan về dự án FTM cũng như token chính thức FTM Coin của dự án này. Có thể nói, với những ảnh hưởng mà mình mang lại, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào sự phát triển mạnh mẽ hơn của dự án này cũng như FTM Coin trong tương lai.