Trong thị trường tiền mã hoá, không phải đồng coin nào cũng biến động về giá cả. Trên thực tế, có một số đồng coin/token được thiết kế đặc biệt để duy trì một mức giá cố định, đó chính là các stablecoin. Hãy cùng VB-Capital tìm hiểu thêm về chúng cũng như những lợi ích và hạn chế mà stablecoin mang lại nhé.
Nội dung chính
Stablecoin là gì ?
Stablecoin là các loại tiền mã hóa được gắn với một tài sản có giá cả ổn định, chẳng hạn như tiền pháp định hoặc các kim loại quý. Ví dụ: bạn có thể mua các token được neo giá với USD, Euro, Yên, thậm chí cả vàng và dầu.
Trước đây, các nhà đầu tư và giao dịch tiền mã hóa không có cách nào để chốt lợi nhuận hoặc tránh sự biến động mà không chuyển đổi tiền mã hóa trở lại thành tiền pháp định. Việc tạo ra các stablecoin đã cung cấp một giải pháp đơn giản cho hai vấn đề này. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tham gia và thoát khỏi sự biến động của tiền mã hóa bằng cách sử dụng các loại stablecoin như USDT ,BUSD hoặc USDC…
Phân loại Stablecoin
Hiện nay trên thị trường tiền mã hoá có ba loại stablecoin chính đó là :
Stablecoin được đảm bảo bởi tiền pháp định
Các loại stablecoin này sẽ được neo với các loại tiền pháp định truyền thống chẳng hạn như đồng đô la (USD) hoặc bảng anh (GBP). Họ duy trì neo bằng cách trữ một lượng tiền pháp định có thể đổi lấy stablecoin bất cứ lúc nào. Ví dụ: mỗi BUSD được đảm bảo bằng một USD ngoài đời thực, làm tài sản thế chấp. Sau đó, người dùng có thể chuyển đổi từ tiền pháp định thành stablecoin và ngược lại với tỷ giá cố định
Stablecoin được đảm bảo bởi tiền mã hoá
Về cơ bản, các stablecoin được đảm bảo bởi tiền mã hoá tương tự như stablecoin được đảm bảo bởi tiền pháp định. Nhưng thay vì sử dụng đô la Mỹ hoặc một loại tiền tệ khác làm tài sản dự trữ thì tiền mã hóa hoạt động như một tài sản thế chấp.
Tuy nhiên, nếu tài sản thế chấp của bạn giảm xuống dưới một tỷ lệ tài sản đảm bảo nhất định hoặc giá trị của khoản vay thì nó sẽ bị thanh lý.
Ví dụ : Một DAI sẽ luôn có giá trị $ 1. Bạn cần đúc 100 DAI thì bạn sẽ cần phải cung cấp một lượng BTC, ETH,.. có giá trị lớn hơn 150$ .Khi bạn đã có DAI của mình, bạn có thể sử dụng nó theo cách bạn muốn. Bạn có thể chuyển nó, đầu tư với nó, hoặc đơn giản là giữ nó. Nếu bạn muốn lấy lại tài sản thế chấp của mình, bạn sẽ cần trả lại 100 DAI.
Các stablecoin thuật toán
Các stablecoin này sẽ dùng thuật toán và hợp đồng thông minh quản lý nguồn cung token được phát hành mà không cần phải dự trữ tài sản như 2 loại stablecoin kia.
Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ với vụ việc “scam thế kỷ” giữa LUNA-UST rồi phải không? Mặc dù không thành công nhưng đây được cho là mô hình tiêu biểu cho các stablecoin thuật toán.
Ưu điểm của các stablecoin là gì?
Stablecoin là công cụ linh hoạt và mạnh mẽ dành cho các nhà đầu tư, nhà giao dịch và người dùng tiền mã hóa. Điểm mạnh chính của chúng gồm:
-
- Sử dụng để thanh toán hằng ngày : Các cửa hàng, doanh nghiệp và cá nhân coi trọng sự ổn định. Do tính biến động cao, các đồng coin/token khác không được sử dụng rộng rãi để xử lý thanh toán. Các stablecoin lớn có thành tích giữ ổn định giá cả, khiến chúng khá đáng tin cậy và phù hợp để sử dụng hàng ngày.
- Dùng làm phân bổ danh mục đầu tư: Với một thị trường đầy biến động mạnh, việc phân bổ sẵn một khoản stablecoin để dự phòng hay “bắt đáy” là điều luôn cần thiết.
- Tận dụng được các tính năng của blockchain: Bạn có thể nhận hoặc gửi stablecoin đến bất kỳ người nào trên thế giới này có ví tiền mã hoá. Rất linh động và tiện lợi phải không nào ?
Nhược điểm của các stablecoin là gì?
Mặc dù có tiềm năng hỗ trợ việc sử dụng tiền mã hoá rộng rãi, nhưng stablecoin vẫn có những hạn chế như
-
- Stablecoin không phải lúc nào cũng giữ được giá cả ổn định: Trong khi một số dự án lớn có thành tích tốt, thì cũng có nhiều dự án thất bại như LUNA-UST. Khi một stablecoin liên tục gặp vấn đề trong việc duy trì mức giá ổn định, nó có thể nhanh chóng mất tất cả giá trị.
- Thiếu minh bạch: Cả Tether (USDT) và USD Coin (USDC) vẫn chưa phát hành các kết quả kiểm toán công khai đầy đủ và hầu hết các stablecoin lớn chỉ cung cấp các chứng từ thường kỳ. Kế toán tư nhân thực hiện những việc này, thay mặt cho các nhà phát hành stablecoin.
Các stablecoin có được quản lý không?
Một số người còn cho rằng stablecoin có thể hoạt động như một đối thủ cạnh tranh với tiền pháp định, mặc dù chúng không được kiểm soát trực tiếp bởi ngân hàng trung ương của một quốc gia. Do tính năng sử dụng thực tế của chúng và vốn hóa thị trường lớn, các cơ quan quản lý nhà nước đang bắt đầu rà soát kỹ lưỡng hơn với các stablecoin. Các chính phủ thậm chí đang tạo ra stablecoin của riêng họ để duy trì quyền kiểm soát đối với tiền tệ.
Tổng kết
Thông qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã có thêm những kiến thức về Stablecoin rồi. Vì có tính ổn định và không bị biến động về giá, VB-Capital có một lời khuyên chân thành là các bạn nên phân bổ danh mục đầu tư của mình và luôn giữ một số lượng stablecoin nhất định phòng rủi ro. Chúc các bạn may mắn nhé