Pancake swap là gì? Đánh giá tổng quan và hướng dẫn sử dụng Pancake swap cho nhà đầu tư mới

Nếu bạn là một nhà đầu tư tiền điện tử tại Binance và các nền tảng được điều hành bởi sàn giao dịch này, chắc chắn Pancake Swap đã không còn là khái niệm quá mới mẻ. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư mới, những thông tin về Pancake Swap hiện không quá phổ biến cho mục đích tham khảo. Vậy thực sự Pancake swap là gì? Pancake swap có vai trò gì trong hệ sinh thái của Binance? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Giới thiệu về Pancake swap

Để tìm hiểu sâu về Pancake Swap, đầu tiên, chúng ta cần hiểu sơ qua đôi nét về nền tảng này. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về Pancake Swap.

Pancake swap là gì?

Pancake swap là một trong những sàn giao dịch phi tập trung được nhiều nhà đầu tư tiền điện tử lựa chọn hiện nay. Theo các thông tin được cung cấp, Pancake Swap được mô hình hóa theo cơ chế tạo lập thị trường tự động (AMM) của Binance Smart Chain – một nền tảng blockchain được xây dựng và quản lý bởi sàn giao dịch Binance

Hiện nay, khi tham gia nền tảng Pancake Swap, nhà đầu tư sẽ được quyền trao quyền chuyển đổi các loại token chuẩn BEP – 20 (chuẩn token trên Binance Blockchain). Do đó, tất cả các token khi giao dịch tại Pancake Swap nếu thuộc các mạng khác đều phải được chuyển đổi sang BEP – 20.

Pancake swap
Pancake swap là một trong những sàn giao dịch phi tập trung lớn nhất thế giới hiện nay

Cách thức hoạt động của cơ chế tạo lập thị trường tự động

Hiểu một cách đơn giản, cơ chế AMM như đã đề cập ở trên sẽ cho phép nhà đầu tư giao dịch thực hiện các lệnh mua – bán token khớp lệnh mà không cần sổ lệnh như những sàn giao dịch truyền thống.

Thông thường, tại các sàn giao dịch tiền điện tử truyền thống, người dùng sẽ tiến hành đặt giá mua – bán token và ghi vào sổ lệnh. Khi những trader khác có nhu cầu mua – bán, lệnh sẽ được khớp và giao dịch sẽ được thực hiện.

Tuy vậy, trong trường hợp của AMM, sẽ không có bất kỳ lệnh nào được được sẵn và không có sổ lệnh. Nếu có nhu cầu mua – bán token, người dùng sẽ góp chung tài sản của mình vào một bể hay 1 Pool. Khi này, các lệnh mua – bán sẽ được khớp ngay lập tức với giá được điều chỉnh theo công thức có sẵn của Smart Contract.

Pancake swap được xây dựng dựa trên cơ chế tạo lập thị trường tự động
Pancake swap được xây dựng dựa trên cơ chế tạo lập thị trường tự động

Thông tin hoạt động của Pancake swap

Theo các thông tin chính thức, Pancake swap là nền tảng giao dịch phi tập trung trên Binance Smart Chain được ra mắt vào tháng 9/2020. Tính đến thời điểm hiện tại, Pancake Swap là sàn giao dịch DEX lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Uniswap

Theo các chuyên gia đánh giá, các sàn DEX, cụ thể là Pancake Swap, sẽ đóng vai trò giúp các nhà đầu tư tìm kiếm những cơ hội mới trên thị trường Crypto.

Một số đánh giá tổng quan về nền tảng Pancake swap

Kể từ khi ra mắt, Pancake Swap đã tạo ra một cơn sốt trên thị trường Crypto với nhiều ưu điểm nổi bật. Bên cạnh đó, tất nhiên sàn giao dịch này cũng có một số nhược điểm. Cụ thể như sau

Ưu điểm

  • Tốc độ giao dịch nhanh, chi phí rẻ
  • Thân thiện với người dùng
  • Sàn DEX đang là xu hướng giao dịch tiền điện tử, do đó, Pancake Swap cũng ngày càng được mở rộng
  • Đa dạng hình thức đầu tư sinh lời từ CAKE Coin.

Nhược điểm

  • Giá CAKE Coin biến động khá mạnh và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường
  • Sàn giao dịch vẫn còn một số lỗ hổng bảo mật
  • Cần thêm thời gian để phát triển và hoàn thiện.

Một số dịch vụ nổi bật tại Pancake swap

Dưới đây là tổng hợp một số dịch vụ, sản phẩm tại Pancake Swap dành cho người dùng của mình

Mua bán tiền điện tử

Như đã đề cập, Pancake Swap là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Do đó, khi tham gia giao dịch tại Pancake Swap, người dùng sẽ không cần đặt lệnh mua bán mà chỉ sử dụng các Liquidity Pool (bể thanh khoản) để swap trong mạng lưới.

Với những ưu điểm của hình thức AMM, Pancake Swap là giải pháp giao dịch sinh lời tuyệt vời dành cho những trader hold coin trực tiếp trên ví.

Yield Farming

Hiểu một cách đơn giản, Yield Farming là hình thức nhà đầu tư sử dụng coin của chính mình để tạo thanh khoản cho sàn AMM.

Hiện tại, Pancake đang cso 27 pool thanh khoản cho phép người dùng gửi các FLIP Token vào và farm ra cake. Tất nhiên, giá trị phần thường của mỗi pool sẽ khác nhau và được tính dựa trên số lượng người gửi.

Nhìn chung, nếu giá Cake bạn mua vào tăng lên, tất nhiên lãi cũng sẽ theo đó tăng lên. Tuy nhiên, đừng quên rằng, nếu giá Cake giảm thì bạn cũng sẽ phải chịu rủi ro thua thổ. Do đó, việc farm coin bằng Yield Farming yêu cầu người dùng phải có kinh nghiệm cùng sự nhạy bén.

Pancake swap
Pancake Swap Yield Farming là hình thức Farm coin phổ biến trong giới coin trader tại Binance

Staking pools

Tương tự như tính năng staking của rất nhiều sàn giao dịch khác, Staking Pools của Pancake swap cũng là nơi các nhà phát triển dự án có thể quảng bá sản phẩm tiềm năng của mình đến cộng đồng các nhà đầu tư. Và để có thể thực hiện quảng bá, người dùng sẽ phải chấp nhận phân phối một phần Token của mình cho Cake Holder.

Với những dự án Staking tại Pancake Swap, sẽ có 2 loại hình bao gồm:

  • Các dự án do cộng đồng vote
  • Các dự án được xét duyệt bởi đội ngũ của Pancake Swap.

Lottery

Đúng như tên gọi của nó, Lottery là một hình thức chơi xổ số tại Pancake dặ trên nền tảng Blockhash. Khi sử dụng dịch vụ này, người dùng sẽ mua vé số gồm 4 số ngẫu nhiên. 

Mỗi lượt xổ số sẽ cách nhau 6 tiếng. Và khi có kết quả, hình thức chia thưởng cũng sẽ tương ứng với các tỷ lệ khác nhau cho mỗi số bạn trúng.

Pancake swap rất biết cách tích hợp Gamification cho nền tảng của mình với trò chơi xổ số
Pancake swap rất biết cách tích hợp Gamification cho nền tảng của mình với trò chơi xổ số

Analytics

Đây là tính năng được cập nhật tại Pancake Swap cho phép các nhà đầu tư có thể xem xét các chỉ số về tính thanh khoản. Khi này, người dùng sẽ được cấp quyền xem volume, giá cả và cả những cặp tiền được giao dịch trên Pancake Swap.

Voting

Như đã đề cập ở trên, voting là một nơi mà cộng đồng người dùng có thể bầu chọn cũng như đề xuất các ý tưởng phát triển dự án. Và nếu như Staking Pools là nơi để người dùng quảng bá dự án, thì voting sẽ là nơi để cộng đồng bầu chọn ý tưởng phát triển cho dự án đó.
Tương tự như Staking Pool, Voting cũng bao gồm 2 hình thức dưới đây:

  • Core: Dự án được đề xuất bởi đội ngũ Pancake Swap và sẽ được triển khai nếu nhận được sự bầu chọn của cộng đồng người dùng
  • Community: Dự án được đưa ra bởi người dùng. Và nếu nhận được sự ủng hộ, bầu chọn của đông đảo người dùng, dự án đó sẽ được đội ngũ Pancake Swap cân nhắc đưa sang mức Core

IFO

Đây là nền tảng gọi vốn được khá nhiều nhà phát triển dự án ưa chuộng. Tại IFO, bạn sẽ được phép gây quỹ cho dự án thông qua CAKE – BNB LP Token.

Nghĩa là khi này, người dùng sẽ thêm thanh khoản thành chuẩn CAKE- BNB – LP để mua Token từ dự án được gọi vốn. Khi này, số BNB sẽ được trao lại cho dự án còn CAKE sẽ được đốt đi.

Pancake swap
IFO trên Pancake swap cho phép các nhà phát triển gọi vốn cho dự án của mình

Kết luận

Trên đây là một số thông tin khái quát về Pancake swap – một trong những sàn giao dịch phi tập trung (DEX) hệ Binance chain phổ biến nhất hiện nay để người đọc tham khảo.

Mong rằng qua bài viết trên, các bạn đã có cho mình những khái niệm cần biết về nền tảng này để có thể tự tin tìm hiểu, giao dịch sinh lời từ các dịch vụ, sản phẩm đa dạng của Pancake Swap